15 thành viên của Hội Đồng Bảo An họp kín để thảo luận biện pháp trừng phạt nào, có thể là cấm vận vũ khí toàn bộ, cấm du hành, và đóng băng tài sản đối với Đại tá và Gadhafi những người tích cực phục vụ cho chế độ.
Bản văn dự thảo cũng nói đến chuyện đưa ra trước tòa án quốc tế ở The Hague, nơi có thẩm quyền điều tra để xem đã có thực sự xảy ra tội ác chống nhân loại hoặc tội ác chiến tranh trong thời gian có biểu tình tại Libya hay không.
Sáng thứ Bảy, chuyên viên của 15 nước thành viên duyệt và biên tập lại bản dự thảo do các nước Anh, Pháp, Đức và Hoa Kỳ cùng soạn và trình lên. Sau đó, các đại sứ bắt đầu bàn cãi, có lẽ là giữa trưa.
Đại sứ Đức Peter Wittig đã đến phòng họp và nói với các nhà báo ông tin rằng toàn bộ hội đồng đều nhất trí là cần có “hành động mạnh mẽ và nhanh chóng” cho vấn đề này:
“Chúng ta đang mắc nợ nhân dân Libya. Chúng ta đã nghe tiếng nói của Đại sứ Libya. Điều cần nhất là hội đồng phải có biện pháp mạnh mẽ và rõ ràng dựa trên Điều 7. Đối với nước Đức, chúng tôi thấy cần Libya chấm dứt bạo lực và quy trách cho những ai trong vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng không thể tưởng tượng được như vậy.”
Theo Điều 7 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Bảo An có quyền áp dụng biện pháp quân sự và phi quân sự để tái lập hòa bình và an ninh quốc tế.
Hôm thứ Sáu, lên tiếng trước buổi họp của hội đồng được triệu tập khẩn cấp, Đại sứ Abd al-rahman Shalgham của Libya đưa ra lời kêu gọi đầy cảm xúc và nhiệt thành, ông nói hội đồng cần có một nghị quyết mạnh mẽ để chấm dứt đổ máu và “cứu vớt Libya.”
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mở cuộc họp hiếm thấy trong ngày thứ Bảy để xem có nên trừng phạt chính phủ của ông Moammar Gadhafi sau khi ông này đàn áp tàn bạo những người biểu tình chống ông hay không.