Các vùng đất Palestine thường bị gạt ra ngoài cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu. Theo Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế, các vùng đất này xếp hạng thứ 137 trong danh sách các nơi phát thải khí ô nhiễm chưa bằng Iceland và hơi cao hơn so với Madagascar.
Nhưng sau nhiều năm xung đột, khu vực này đã có những nhu cầu phát triển đáng chú ý.
Ông Robert Stryk là phối hợp viên hỗ trợ cho chương trình của Cơ quan Liên Hiệp Quốc làm việc tại dải Gaza, còn gọi tắt là UNRWA.
Ông Stryk nói: “Chúng tôi có khoảng 240 trường học. Các trường này cung cấp giáo dục cho 230.000 trẻ em và chúng tôi có khoảng 40.000 trẻ em trong danh sách chờ đợi bởi vì cơ bản chúng tôi không thể dành sự chăm sóc cho chúng.”
Để giải quyết vấn đề, UNRWA đang xây dựng các “ngôi trường xanh” sử dụng kỹ thuật rẻ tiền và bảo vệ môi trường có tác dụng bớt gây ô nhiễm và bảo vệ môi trường hơn.
Các ngôi trường này có thể cung cấp cho khoảng 800 học sinh mỗi trường và tốn kém khoảng 2 triệu đôla. Kế hoạch là xây dựng 20 ngôi trường nữa trong những năm tới.
Kiến trúc sư trong dự án là Mario Cucinella nói rằng các điều kiện sinh hoạt khó khăn ở dải Gaza cung cấp một môi trường thử nghiệm lý tưởng cho các dự án bền vững.
Kiến trúc sư Cucinella nói: “Tôi cho rằng thử thách ở dải Gaza, một trong những khu vực cực đoan nhất thế giới, là rất khó khăn. Nó giống như một cửa sổ nhìn vào một tai họa trong tương lai. Mọi người đều nói về những vì sẽ xảy ra nay mai: quá nhiều người, một sự bùng nổ các vấn đề dân số, sự khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực thiên nhiên, khó khăn để có được năng lượng, khó khăn để có được nước, do đó, mọi thứ đều có sẵn ở dải Gaza.”
Tại một nơi mà 90 phần trăm nước uống có được không an toàn, các trường học hứng nước mưa được tinh lọc qua một hệ thống cát và rễ cây.
Nơi mà nhiệt độ mùa hè lên tới 40 độ bách phân, các tòa nhà sẽ nằm trên cái mà ông Cucinella gọi là một “hồ không khí”, tức là một sàn sỏi để không khí mát hơn từ dưới đất có thể lưu thông. Và các phòng học sẽ được xây với những trần cao để cho không khí nóng bốc lên và bay đi.
Ông Cucinella nói thiết kế này phối hợp kỹ thuật mới với các yếu tố xây dựng cơ bản đã được sử dụng từ lâu ở Trung Đông.
Ông Cucinella nói tiếp: “Tôi muốn nghĩ rằng trường học mà chúng tôi thiết kế, theo một cách, là một cái nhìn về quá khứ để xem mọi người có thể đối phó với các điều kiện khí hậu ra sao từ nhiều thế kỷ mà không có điện, và là một cái nhìn hướng tới tương lai, bởi vì chúng tôi có khả năng sử dụng một số kỹ thuật cụ thể rất cao để điều hành tòa nhà tốt hơn trước.”
Ông Cucinella nói dự án cũng nhằm đem lại phẩm cách cho các học sinh tỵ nạn trong dải Gaza.
UNRWA nói ngôi trường đầu tiên sẽ được hoàn tất trong 12 tháng sắp tới, nhưng sẽ phải cần đến nhiều tài trợ và kinh nghiệm kỹ thuật hơn để hoàn thành toàn bộ dự án.
Các kế hoạch xây dựng xanh nằm trong khuôn khổ tái thiết rộng lớn hơn của UNRWA để giúp tái thiết, sau khi xảy ra vụ tấn công trên bộ của Israel vào dải Gaza đã làm khoảng 1.400 người Palestine thiệt mạng cách đây 4 năm.
Cơ quan cứu trợ Liên Hiệp Quốc ở dải Gaza đang dự định xây 20 ngôi trường “xanh” trong phần đất của Palestine. Kiến trúc sư trưởng của dự án cho hay các tòa nhà tự túc này sẽ bảo vệ môi trường, trong khi đem lại phẩm cách cho học sinh tỵ nạn. Từ Durban, Nam Phi, thông tín viên VOA Gabe Joselow ghi nhận chi tiết về dự án tại nơi các nhà tổ chức phác thảo kế hoạch, trong bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!