Đường dẫn truy cập

Tỷ phú Trung Quốc bị tước quyền cư trú: ‘Quyết định của Úc chỉ dựa trên đồn đoán’


Lãnh đạo đảng đối lập Úc Bill Shorten cầm tấm ảnh chụp giữa Ngoại trưởng Julie Bishop và tỷ phú Trung Quốc Hoàng Hướng Mặc trong khi chất vấn ở Hạ viện tại Canberra ngày 14/6/2017.
Lãnh đạo đảng đối lập Úc Bill Shorten cầm tấm ảnh chụp giữa Ngoại trưởng Julie Bishop và tỷ phú Trung Quốc Hoàng Hướng Mặc trong khi chất vấn ở Hạ viện tại Canberra ngày 14/6/2017.

Một doanh nhân và nhà tài trợ chính trị nổi tiếng của Trung Quốc, lâu nay có liên quan đến việc thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc, hôm 8/2 nói rằng quyết định của Úc trong việc hủy bỏ visa của ông không dựa trên cơ sở nào khác hơn là đồn đoán, theo Reuters.

Tỷ phú Hoàng Hướng Mặc đã không thể quay trở lại Úc sau khi chính phủ nước này từ chối đơn xin nhập tịch và thu hồi visa của ông trong lúc ông đang ở nước ngoài, báo chí cho biết trong tuần này.

Truyền thông Úc dẫn các nguồn ẩn danh cho biết ông Hoàng đã bị từ chối cư trú sau khi các cơ quan tình báo kết luận rằng ông này có thể thực hiện “những hành vi can thiệp nước ngoài” và rằng ông “không thích hợp” để cư trú.

Ông Hoàng bác bỏ nhận định này và chỉ trích Úc với những phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi việc hủy visa được tiết lộ.

“Thất là một sự thất vọng sâu sắc khi bị đối xử một cách không công bằng như vậy. Quyết định hủy visa của tôi chỉ dựa trên những đồn đoán vô căn cứ đầy thành kiến”, ông Hoàng nói với tạp chí Úc Financial Review.

“Có rất nhiều công ty Úc ở Trung Quốc, chẳng lẽ họ đều bị xem là có khả năng thao túng bởi chính phủ Trung Quốc?”

Các đại diện của Bộ Nội vụ Úc và một phát ngôn viên của Bộ trưởng Bộ Di trú David Coleman không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Việc trục xuất ông Hoàng diễn ra vào lúc Úc và Trung Quốc đang tìm cách cải thiện mối quan hệ đã trở nên căng thẳng kể từ năm 2017, khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề đối nội. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này.

Ông Hoàng đã sớm nổi lên như một trong những nhà tài trợ chính trị lớn nhất của Úc ngay sau khi ông bắt đầu sống ở Úc. Ông đã trở nên nổi tiếng sau khi một nhà lập pháp đối lập có ảnh hưởng bị buộc phải từ chức vào năm 2017, khi xuất hiện các cáo buộc cho rằng ông có liên quan đến các lợi ích tương quan của Trung Quốc.

Nhà lập pháp Sam Dastyari đã tìm cách vận động một chính trị gia cấp cao không gặp gỡ một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc luôn phản đối sự cai trị của Bắc Kinh tại Hồng Kông vào năm 2015.

Ông Dastyari cũng bị ghi lại việc cảnh báo ông Hoàng rằng điện thoại của ông có thể bị nghe lén.

Ông Hoàng đã ngừng quyên góp chính trị sau sự cố đó nhưng sau đó đã mở rộng lợi ích kinh doanh của mình tại Úc. Ông đã trả gần 1 tỷ đôla Úc (715 triệu đôla Mỹ) vào năm 2018 cho hai dự án ở Úc thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc Dalian Wanda.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG