Đường dẫn truy cập

Tượng đài nghìn tỉ: Con số mà biết nói năng


Ảnh minh họa: Tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Vinh.
Ảnh minh họa: Tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Vinh.

Tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Sơn La. Điều đáng nói, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng.

Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 20ha, trong đó tượng Hồ Chí Minh cao từ 5 - 8m, quảng trường có sức chứa 20.000 người, đền thờ Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bảo tàng tổng hợp… dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019.

Truyền thông trong nước thời gian qua đưa tin về những con số “khủng” cho các dự án như: 11.000 tỉ đồng xây bảo tàng lớn nhất Việt Nam; 1.475 tỉ làm đường khu tưởng niệm Chu Văn An; tượng đài mẹ Việt Nam 411 tỉ đồn;, Văn Miếu 271 tỉ đồng ở Vĩnh Phúc; tượng phật 500 tỉ và mới đây nhất là dự án tượng đài Hồ Chí Minh lên tới 1.400 tỉ.

“Khi thông tin Sơn La sẽ xây dựng công trình tượng đài 1.400 tỷ, người dân tất cả mọi nơi rất bức xúc. Nhiều người trong số họ và ngay cả bản thân tôi đã từng dè xẻn chi tiêu, từng lăn lộn ở khắp vùng Tây Bắc để đi làm từ thiện, chúng tôi không thể không phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của chính quyền Sơn La.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng.

Đối lập với những con số đầu tư trên là những khoản nợ không kém phần “khủng”: Nợ quá hạn nước ngoài hơn 310 triệu USD, nợ công Việt Nam có thể lên đến 60% GDP, trung bình một người Việt Nam gánh 950 USD nợ công.

Trong tình hình Việt Nam còn nghèo, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai, thì những nhu cầu cơ bản sẽ thiết thực hơn những bức bức tượng chỉ để ngắm mà không thể ăn. Vì vậy, đã có không ít ý kiến phản đối dự án này và họ đã bắt đầu chiến dịch chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng, một trong những người đứng ra kêu gọi đăng ảnh phản đối dự án trên, đã chia sẻ với VOA Việt ngữ: “Sơn La là một trong các vùng kinh tế nghèo đói bậc nhất Việt Nam. Hàng năm nhà nước phải cứu trợ rất nhiều cho Sơn La. Chính vì vậy tôi cực lực phản đối việc đầu tư xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La và kể cả ở nơi khác trong tương lai vì đây là dạng công trình không thiết thực đến đời sống nhân dân”.

Anh Nguyễn Lân Thắng chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.
Anh Nguyễn Lân Thắng chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.

Chia sẻ thêm về những bức xúc của mình, anh Thắng cho biết, “trong khi tại các vùng ngoại vi vẫn đang rất thiếu trường học, bệnh viện, trạm y tế, thiếu đường giao thông nông thôn cùng các công trình phụ trợ khác phục vụ đời sống người dân thì trụ sở các cơ quan đảng, chính quyền cùng các đoàn thể đã rất nguy nga trong khi Sơn La không phải vùng kinh tế phát triển hay công nghiệp lớn”.

“Với những bất cập trên, việc xây tượng đài nghìn tỉ vô hình chung sẽ tiếp tục đặt gánh nặng lên nền kinh tế vốn đã yếu ớt của Việt Nam. Tất cả những việc đầu tư này cuối cùng sẽ lại đánh lên đầu người dân thông qua các loại thuế, phí”, anh Thắng nói với VOA Việt Ngữ. “Khi thông tin Sơn La sẽ xây dựng công trình tượng đài 1.400 tỷ, người dân tất cả mọi nơi rất bức xúc. Nhiều người trong số họ và ngay cả bản thân tôi đã từng dè xẻn chi tiêu, từng lăn lộn ở khắp vùng Tây Bắc để đi làm từ thiện, chúng tôi không thể không phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của chính quyền Sơn La”.

Dù vấp phải ‘bão’ dư luận cho rằng, Sơn La là tỉnh nghèo, xây dựng tượng đài với tổng vốn đầu tư lớn như vậy là lãng phí, quan chức Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh này được báo chí trích lời nói rằng “đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được”.

Rất nhiều người phản đối, rất nhiều người lên tiếng. Và tôi tin là mọi việc chi tiêu công lãng phí vô tội vạ như hiện nay sẽ buộc phải chấm dứt nếu phản ứng của quần chúng đủ mạnh. Đấy là tiền thuế của chúng tôi, chúng tôi phải kiểm soát
Anh Nguyễn Lân Thắng nói.

Cũng trong thời điểm này, truyền thông trong nước đưa tin về việc Việt Nam sẽ còn xây dựng tiếp khoảng 58 quần thể tượng đài Hồ Chí Minh trên khắp cả nước từ nay đến năm 2030.

Anh Thắng không ngần ngại chia sẻ: “Qua phản ứng của dư luận trong vài ngày gần đây thì dân đã khác. Rất nhiều người phản đối, rất nhiều người lên tiếng. Và tôi tin là mọi việc chi tiêu công lãng phí vô tội vạ như hiện nay sẽ buộc phải chấm dứt nếu phản ứng của quần chúng đủ mạnh. Đấy là tiền thuế của chúng tôi, chúng tôi phải kiểm soát”.

Một trong những người bức xúc với việc xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã từng có nhiều chia sẻ rất thẳng thắn về những bất cập tại Việt Nam, viết trên trang Facebook cá nhân:

“Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Khi gõ cụm từ khóa “chương trình từ thiện” trên công cụ tìm kiếm Google đã có khoảng 1.040.000 kết quả trong vòng 0,40 giây, điều đó cho thấy rất nhiều đơn vị, cá nhân đang từng ngày từng giờ kêu gọi đóng góp làm từ thiện, chia sẻ với đồng bào miền núi nói riêng và người dân nghèo cả nước nói chung.

Đó là những tấm lòng ngày đêm trăn trở với khó khăn mà người dân nghèo đang phải đối mặt.

Có thể nói, việc vung tiền cho những dự án không thiết thực khi thông tin thiên tai hoành hành tràn ngập mặt báo mấy ngày nay đã như một cú đánh trực diện vào những tấm lòng trăn trở với Việt Nam.

Truyền hình vệ tinh VOA 4/8/2015
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG