Báo chí mô tả người này là một cụ già trên dưới 80. Cụ đi cùng một nhóm người thất nghiệp biểu tình để xin gặp các bộ trưởng tân chính phủ đang thăm viếng vùng phía Nam bao quanh Gafsa. Hành động tự thiêu của cụ hồi chiều thứ Năm đã dẫn đến một vụ đụng độ giữa cảnh sát và các thiếu niên ném đá.
Một hành động tương tự do một người bán rau bất mãn đã gây ra phong trào phản kháng lan rộng, dẫn tới cuộc cách mạng ngày 14 tháng 1 năm ngoái tại Tunisia, khơi mào cho cuộc nổi dậy “Mùa Xuân Ả Rập” ở mấy nước khác.
Ông Hamadi Radissi, giáo sư chính trị học sống tại Tunisia nói:
“Tunisia bây giờ cũng giống 1 năm trước kia, với khoảng 1 triệu người đi tìm việc làm, số người nghèo chiếm 20%, 170.000 sinh viên mới ra trường đi tìm việc làm. Tình thế chẳng thay đổi gì.”
Nhấn mạnh đến sự bất mãn của quần chúng, ông Radissi cho biết có rất nhiều cuộc tự thiêu trong năm kể từ khi Tunisia lật đổ nhà độc tài lâu đời Zine el Abidine Ben Ali. Nước này cũng chứng kiến nhiều đợt đình công và phản kháng mang màu sắc chính trị cũng như những bất mãn về kinh tế.
Tuy nhiên, các quan sát viên khác nêu ra những sự kiện tích cực hơn. Vào tháng 10, Tunisia đã tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên, bầu ra Quốc hội Lập Hiến, được cộng đồng quốc tế hoan nghênh như một mẫu mực Ả Rập. Đảng Hồi giáo ôn hòa Ennahdha, bị cấm hoạt động nhiều năm dưới thời Ben Ali, nay là lực lượng chính trị lớn trong tân chính phủ liên hiệp.
Cộng đồng quốc tế đã hứa hẹn nhiều tỉ đôla viện trợ. Nhưng cho đến nay, nhà phân tích Radissi nói số tiền đó chưa đến được Tunisia bao nhiêu.
Mặt khác, nhiều quan sát viên khác lạc quan hơn nhiều về tương lai Tunisia. Họ xem những vấn nạn hiện tại như là những đau đớn khi người ta lớn lên, trong lúc nước này bắt đầu một chương sử mới.
Một cụ già đang trong tình trạng nguy kịch sau khi tự thiêu tại miền nam Tunisia tuần này, với ý định gây chú ý về tình hình kinh tế tồi tệ tại đây. Hành vi này cho thấy tình trạng căng thẳng vẫn còn, gần ngày kỷ niệm 1 năm cuộc cách mạng Tunisia, dẫn đến Mùa Xuân Ả rập.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1