Tự thiêu là một hành động gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng Phật giáo, nhưng đó là một đề tài hàng đầu sau khi hơn 50 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối các chính sách của Trung Quốc trên quê hương của họ.
Bất cứ hình thức tự vẫn nào cũng hiếm khi xảy ra trong các cộng đồng Phật Giáo, vốn tin vào thuyết luân hồi. Một cuộc sống được coi là một cuộc tái sinh may mắn vì đó là cơ hội để đạt tới giác ngộ.
Nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã phải tỏ ra vô cùng tế nhị khi lên tiếng nhận định về vấn đề tự thiêu. Ngài đã đặt nghi vấn về sự hữu ích của hành động này như một công cụ để phản đối. Ngài nói những người biểu tình rất dũng cảm, nhưng họ còn phải sử dụng sự khôn ngoan của mình.
Các đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong nói rằng tự thiêu là một chỉ dấu cho thấy nhân dân Tây Tạng không còn chịu đựng được sự chèn ép của Trung Quốc, đàn áp văn hóa và tôn giáo của người Tây Tạng.
Một số tín đồ Phật giáo lý luận rằng những người biểu tình đang thực hiện một hành động yêu tha nhân khi hy sinh mạng sống của mình để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người khác.
Nhưng một số người e ngại rằng những người biểu tình tự thiêu vì tuyệt vọng và vì quá bức xúc.
Trung Quốc đã nhiều lần lên án các vụ tự thiêu, coi tự thiêu như những hành động khủng bố. Bắc Kinh tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma là khuyến khích các cuộc tự thiêu và nói Ngài không hoàn toàn lên án các hành động này.
Bất cứ hình thức tự vẫn nào cũng hiếm khi xảy ra trong các cộng đồng Phật Giáo, vốn tin vào thuyết luân hồi. Một cuộc sống được coi là một cuộc tái sinh may mắn vì đó là cơ hội để đạt tới giác ngộ.
Nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã phải tỏ ra vô cùng tế nhị khi lên tiếng nhận định về vấn đề tự thiêu. Ngài đã đặt nghi vấn về sự hữu ích của hành động này như một công cụ để phản đối. Ngài nói những người biểu tình rất dũng cảm, nhưng họ còn phải sử dụng sự khôn ngoan của mình.
Các đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong nói rằng tự thiêu là một chỉ dấu cho thấy nhân dân Tây Tạng không còn chịu đựng được sự chèn ép của Trung Quốc, đàn áp văn hóa và tôn giáo của người Tây Tạng.
Một số tín đồ Phật giáo lý luận rằng những người biểu tình đang thực hiện một hành động yêu tha nhân khi hy sinh mạng sống của mình để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người khác.
Nhưng một số người e ngại rằng những người biểu tình tự thiêu vì tuyệt vọng và vì quá bức xúc.
Trung Quốc đã nhiều lần lên án các vụ tự thiêu, coi tự thiêu như những hành động khủng bố. Bắc Kinh tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma là khuyến khích các cuộc tự thiêu và nói Ngài không hoàn toàn lên án các hành động này.