Đường dẫn truy cập

Trung Quốc trỗi dậy trước sự thoái trào của Mỹ?


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Gideon Rachman, nhà bình luận của tờ Financial Times, hôm 5/4, trao đổi về cuốn sách của ông về sự dịch chuyển cán cân quyền lực từ phương Tây sang phương Đông ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington DC.

Trong cuốn có tựa đề "Easternization: Asia's Rise and America's Decline" (tạm dịch: “Phương Đông hóa: Sự trỗi dậy của châu Á và sự thoái trào của Mỹ”), tác giả người Anh từng đoạt nhiều giải thưởng bình luận quốc tế cho rằng sự vươn lên của châu Á đang làm đảo lộn trật tự toàn cầu và chấm dứt sự thống lĩnh của phương Tây.

Cụ thể, ông Rachman cho rằng sự trỗi dậy đầy bất ổn của Trung Quốc “đang thách thức vị thế tối thượng của Hoa Kỳ”, và rằng “những tham vọng của các cường quốc châu Á khác như Nhật Bản hay Ấn Độ có tiềm năng gây đảo lộn toàn thế giới”.

Việt Nam hướng về Bắc Kinh ngày 18/3?
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:23 0:00

Về mối quan hệ Mỹ - Trung trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu, nhà báo kỳ cựu người Anh cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dường như có nhiều quan ngại về Bắc Kinh, nhưng chưa rõ nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tập trung vào vấn đề nào.

Liệu đó có phải là chính sách tập trung vào thương mại? Tập trung vào Bắc Hàn? Vấn đề Biển Đông? Liệu sẽ có một sự đối đầu? Tôi không biết. Ông Trump dường như từng ám chỉ rằng nếu Trung Quốc mang lại cho Hoa Kỳ một thỏa thuận tốt về thương mại, thì Mỹ sẽ nói về những chuyện khác. Mọi chuyện vẫn tiếp diễn. Nếu tôi ở châu Á, tôi sẽ đôi chút lo ngại.
Ông Gideon Rachman nói.

Ông nói thêm: “Liệu đó có phải là chính sách tập trung vào thương mại? Tập trung vào Bắc Hàn? Vấn đề Biển Đông? Liệu sẽ có một sự đối đầu? Tôi không biết. Ông Trump dường như từng ám chỉ rằng nếu Trung Quốc mang lại cho Hoa Kỳ một thỏa thuận tốt về thương mại, thì Mỹ sẽ nói về những chuyện khác. Mọi chuyện vẫn tiếp diễn. Nếu tôi ở châu Á, tôi sẽ đôi chút lo ngại”.

Tại CSIS, ông Rachman cho rằng sau vài tháng nắm quyền, chính quyền của Tổng thống Trump dường như đã “đổi chiều” về các vấn đề có liên quan tới Bắc Kinh như Đài Loan hay Biển Đông.

Nhà bình luận này cho rằng Hoa Kỳ cần sự giúp đỡ của các nước đồng minh và các đối tác thương mại để kiểm soát một Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng hơn, trong bối cảnh quốc gia này hiện là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, nước xuất khẩu lớn nhất và thị trường lớn nhất cho xe cộ, điện thoại thông minh và dầu mỏ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng sử dụng sức mạnh gia tăng của Bắc Kinh, theo ông Rachman. Jan. 16, 2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng sử dụng sức mạnh gia tăng của Bắc Kinh, theo ông Rachman. Jan. 16, 2017

Sự dịch chuyển sức mạnh kinh tế mà ông Rachman gọi là một tiến trình “Phương Đông hóa” đã gia tăng tầm ảnh hưởng về mặt địa chính trị của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, tất cả các đối tác quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc, vẫn cần sự bảo vệ từ Hoa Kỳ.

Nhưng các mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất của họ là với Trung Quốc, và điều đó tạo cho Bắc Kinh một lực đẩy thật sự, mà chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ sẵn sàng sử dụng ngày một nhiều hơn, theo ông Rachman.

Nhà báo người Anh này cho rằng “Trung Quốc cũng sẵn sàng sử dụng các mối đe dọa về kinh tế và ngoại giao đối với các đồng minh của Mỹ”.

Ông nêu ví dụ mới nhất là chuyện Bắc Kinh hủy các hợp đồng với nhiều công ty Hàn Quốc để gây áp lực buộc Seoul không hợp tác với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ.

Trung Quốc được cho là gây áp lực thương mại đối với Hàn Quốc liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.
Trung Quốc được cho là gây áp lực thương mại đối với Hàn Quốc liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.

Theo nhà báo này, chính quyền của Tổng thống Trump cần phải có các chính sách thông minh nhằm trấn an các đồng minh.

Nhưng ông cho rằng Hoa Kỳ mới đây đã làm điều ngược lại khi tuyên bố sẽ nhắm vào các quốc gia hưởng thặng dư lớn với Mỹ, trong đó có các đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hai quốc gia Bắc Á này nằm trong danh sách 16 nước cùng với Trung Quốc và Việt Nam bị ông Trump coi là “kẻ lừa đảo” gây ra tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ.

Một vấn đề khác mà ký giả Rachman đưa ra, đó là chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump, vốn thể hiện qua quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Hà Nội là một bên ký kết, sẽ làm giảm đáng kể vai trò về kinh tế của Mỹ ở châu Á.

Theo ông, chính vì điều đó, các đối tác truyền thống của Hoa Kỳ sẽ ngày càng muốn hướng sang mưu tìm vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh, thay vì Washington.

TT Trump gửi thư cho Chủ tịch Trung Quốc
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:58 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG