Một nhóm hoạt động vì môi trường có tiếng nói rằng Trung Quốc đang tiếp tay cho việc buôn bán gỗ bất hợp pháp trên toàn cầu khi nước này đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng của mình.
Một báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường có trụ sở tại London cho biết, "cơn khát nguyên liệu không kịp thỏa mãn" của Trung Quốc cũng đang "tích cực xuất khẩu nạn phá rừng ra toàn thế giới."
Theo bản báo cáo này, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, là nước tiêu thụ gỗ lậu nhiều nhất thế giới.
Báo cáo này ước tính ít nhất 1/10 trong 180 triệu mét khối gỗ mà Trung Quốc nhập khẩu năm ngoái xuất phát từ những nguồn bất hợp pháp.
Cơ quan Điều tra Môi trường cho biết, những nước tiêu thụ gỗ lớn khác như Mỹ và Liên minh châu Âu đã tiến hành những biện pháp cấm khai thác gỗ bất hợp pháp.
Tuy nhiên, tổ chức này cáo buộc Trung Quốc "đã miễn cưỡng ra mặt trong việc nghiêm cấm hoạt động buôn bán gỗ bất hợp pháp."
Đáp lại bản báo cáo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh Bắc Kinh mong muốn làm việc với cộng đồng quốc tế để bảo vệ rừng.
Cơ quan Điều tra Môi trường cũng khen Trung Quốc đã có những biện pháp "rõ ràng và đáng khen ngợi" để bảo vệ và trồng lại rừng của mình.
Nhưng báo cáo nói đồng thời, Trung Quốc đã "dung dưỡng ngành công nghiệp chế biến gỗ khổng lồ và đói nguyên liệu phải sống nhờ vào nhập khẩu."
Dựa trên ghi nhận của Interpol, Ngân hàng Thế giới và những tổ chức khác, báo cáo cũng cho biết nhu cầu về gỗ của Trung Quốc đã thổi bùng lên xung đột tại Miến Điện, Campuchia, Papua New Guinea và một số vùng ở châu Phi.
Một báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường có trụ sở tại London cho biết, "cơn khát nguyên liệu không kịp thỏa mãn" của Trung Quốc cũng đang "tích cực xuất khẩu nạn phá rừng ra toàn thế giới."
Theo bản báo cáo này, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, là nước tiêu thụ gỗ lậu nhiều nhất thế giới.
Báo cáo này ước tính ít nhất 1/10 trong 180 triệu mét khối gỗ mà Trung Quốc nhập khẩu năm ngoái xuất phát từ những nguồn bất hợp pháp.
Cơ quan Điều tra Môi trường cho biết, những nước tiêu thụ gỗ lớn khác như Mỹ và Liên minh châu Âu đã tiến hành những biện pháp cấm khai thác gỗ bất hợp pháp.
Tuy nhiên, tổ chức này cáo buộc Trung Quốc "đã miễn cưỡng ra mặt trong việc nghiêm cấm hoạt động buôn bán gỗ bất hợp pháp."
Đáp lại bản báo cáo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh Bắc Kinh mong muốn làm việc với cộng đồng quốc tế để bảo vệ rừng.
Cơ quan Điều tra Môi trường cũng khen Trung Quốc đã có những biện pháp "rõ ràng và đáng khen ngợi" để bảo vệ và trồng lại rừng của mình.
Nhưng báo cáo nói đồng thời, Trung Quốc đã "dung dưỡng ngành công nghiệp chế biến gỗ khổng lồ và đói nguyên liệu phải sống nhờ vào nhập khẩu."
Dựa trên ghi nhận của Interpol, Ngân hàng Thế giới và những tổ chức khác, báo cáo cũng cho biết nhu cầu về gỗ của Trung Quốc đã thổi bùng lên xung đột tại Miến Điện, Campuchia, Papua New Guinea và một số vùng ở châu Phi.