Hội Ân xá Quốc tế nói rằng Trung Quốc tiếp tục đàn áp những người Uighur lên tiếng tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền mà Trung Quốc thực hiện cách nay 3 năm trong vụ rối loạn tại tỉnh Tân Cương ở miền tây.
Tổ chức nhân quyền này nói rằng “hàng chục người, nếu không muốn nói là hàng trăm người” Uighur vẫn còn bị giam cầm sau bị đưa đi biệt tích sau vụ rối loạn gây tử vong cho gần 200 người.
Trong bản phúc trình công bố hôm nay, Hội Ân xá Quốc tế cho biết giới hữu trách Trung Quốc hăm dọa và sách nhiễu những người muốn biết thông tin về tung tích của người thân của họ.
Sau vụ rối loạn, bắt đầu từ thủ phủ Urumqi hồi tháng 7 năm 2009, giới hữu trách Trung Quốc đã thực hiện một loạt những vụ bắt bớ và truy tố mà các tổ chức nhân quyền gọi là bừa bãi, và tiến hành một đợt trấn áp an ninh qui mô lớn trên khắp vùng Tân Cương.
Từ đó tới nay Trung Quốc đã tăng gấp đôi ngân sách an ninh của Tân Cương và lắp đặt 40.000 máy thu hình an ninh nhằm siết chặt sự kiểm soát đối với tỉnh tự trị có nhiều tài nguyên này.
Hơn 20 người đã bị tuyên án tử hình hoặc bị xử tử và nhiều người khác bị tuyên các án tù dài hạn.
Vụ rối loạn vì lý do sắc tộc đã bùng ra sau khi người Uighur tố cáo chính phủ Trung Quốc không chịu hành động sau khi một công nhân người Uighur bị giết hại ở miền nam Trung Quốc.
Bạo động lan ra trên đường phố, với việc người Uighur tấn công những người Hán và người Uighur bị cảnh sát vũ trang Trung Quốc trấn áp.
Các tổ chức của người Uighur nói rằng bạo động là kết quả của sự cai trị hà khắc của Trung Quốc trong nhiều năm và những mưu toan của Bắc Kinh nhằm thực hiện một cuộc diệt chủng văn hóa qua việc ồ ạt đưa người Hán đến định cư ở Tân Cương.
Tổ chức nhân quyền này nói rằng “hàng chục người, nếu không muốn nói là hàng trăm người” Uighur vẫn còn bị giam cầm sau bị đưa đi biệt tích sau vụ rối loạn gây tử vong cho gần 200 người.
Trong bản phúc trình công bố hôm nay, Hội Ân xá Quốc tế cho biết giới hữu trách Trung Quốc hăm dọa và sách nhiễu những người muốn biết thông tin về tung tích của người thân của họ.
Sau vụ rối loạn, bắt đầu từ thủ phủ Urumqi hồi tháng 7 năm 2009, giới hữu trách Trung Quốc đã thực hiện một loạt những vụ bắt bớ và truy tố mà các tổ chức nhân quyền gọi là bừa bãi, và tiến hành một đợt trấn áp an ninh qui mô lớn trên khắp vùng Tân Cương.
Từ đó tới nay Trung Quốc đã tăng gấp đôi ngân sách an ninh của Tân Cương và lắp đặt 40.000 máy thu hình an ninh nhằm siết chặt sự kiểm soát đối với tỉnh tự trị có nhiều tài nguyên này.
Hơn 20 người đã bị tuyên án tử hình hoặc bị xử tử và nhiều người khác bị tuyên các án tù dài hạn.
Vụ rối loạn vì lý do sắc tộc đã bùng ra sau khi người Uighur tố cáo chính phủ Trung Quốc không chịu hành động sau khi một công nhân người Uighur bị giết hại ở miền nam Trung Quốc.
Bạo động lan ra trên đường phố, với việc người Uighur tấn công những người Hán và người Uighur bị cảnh sát vũ trang Trung Quốc trấn áp.
Các tổ chức của người Uighur nói rằng bạo động là kết quả của sự cai trị hà khắc của Trung Quốc trong nhiều năm và những mưu toan của Bắc Kinh nhằm thực hiện một cuộc diệt chủng văn hóa qua việc ồ ạt đưa người Hán đến định cư ở Tân Cương.