Trung Quốc đang có kế hoạch thúc đẩy hỗ trợ tài chính để phát triển kinh tế hàng hải của tỉnh Hải Nam, bao gồm thành phố Tam Sa.
Theo hướng dẫn do Cục Hải dương Quốc gia phổ biến được Tân Hoa xã ngày 23/2 trích dẫn, tỉnh Hải Nam sẽ thành lập quỹ tài trợ ngư nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ hàng hải, và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tỉnh Hải Nam nói sẽ tìm kiếm thêm các sản phẩm tài chính để đẩy mạnh kinh tế biển, hỗ trợ, cho vay, và tài trợ trực tiếp cho ngư dân và các doanh nghiệp trong nỗ lực của chính quyền nhằm giúp cư dân dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính.
Theo kế hoạch, cư dân trên thành phố Tam Sa sẽ được sử dụng máy rút tiền tự động cùng các thiết bị bán lẻ, và chính quyền sẽ có các biện pháp giúp giao dịch kinh doanh thủy sản ở Tam Sa được thuận tiện hơn.
Tam Sa là thành phố mới được Bắc Kinh thành lập hồi năm ngoái trên đảo Phú Lâm thuộc huyện đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng.
Bắc Kinh nói Tam Sa có nhiệm vụ quản lý hành chính hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát, và bãi đá trải dài 13 cây số vuông diện tích đảo và hơn 2 triệu cây số vuông diện tích mặt biển tại Biển Đông kể cả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Asia News Network, GMA News
Theo hướng dẫn do Cục Hải dương Quốc gia phổ biến được Tân Hoa xã ngày 23/2 trích dẫn, tỉnh Hải Nam sẽ thành lập quỹ tài trợ ngư nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ hàng hải, và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tỉnh Hải Nam nói sẽ tìm kiếm thêm các sản phẩm tài chính để đẩy mạnh kinh tế biển, hỗ trợ, cho vay, và tài trợ trực tiếp cho ngư dân và các doanh nghiệp trong nỗ lực của chính quyền nhằm giúp cư dân dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính.
Theo kế hoạch, cư dân trên thành phố Tam Sa sẽ được sử dụng máy rút tiền tự động cùng các thiết bị bán lẻ, và chính quyền sẽ có các biện pháp giúp giao dịch kinh doanh thủy sản ở Tam Sa được thuận tiện hơn.
Tam Sa là thành phố mới được Bắc Kinh thành lập hồi năm ngoái trên đảo Phú Lâm thuộc huyện đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng.
Bắc Kinh nói Tam Sa có nhiệm vụ quản lý hành chính hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát, và bãi đá trải dài 13 cây số vuông diện tích đảo và hơn 2 triệu cây số vuông diện tích mặt biển tại Biển Đông kể cả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Nguồn: Philippine Daily Inquirer, Asia News Network, GMA News