Chính phủ Myanmar đang gặp gỡ với một liên minh các nhóm phiến quân sắc tộc trong tuần này trong nỗ lực hồi sinh tiến trình hòa bình sau nhiều tháng bị đình trệ do bạo lực gia tăng ở phía bắc Myanmar.
Bạo lực gia tăng đã làm cho phai nhạt hy vọng mới chớm nở về khả năng bà Aung San Suu Kyi sẽ kiểm soát quân đội và thúc đẩy hòa bình. Tình hình bất ổn gần biên giới phía nam đã khiến Trung Quốc trực tiếp tham gia vào tiến trình hòa bình này.
Chính phủ Myanmar và các phiến quân đón nhận sự ủng hộ của Trung Quốc một cách thận trọng, nhưng một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu Bắc Kinh có đang tìm cách gây ảnh hưởng đến tiến trình này thông qua các liên kết với các nhóm nổi dậy hay không.
Nối lại đàm phán
Hôm thứ Tư, lãnh đạo thực quyền của chính phủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã tổ chức một cuộc họp cấp cao đầu tiên kể từ giữa tháng 10 với Hội đồng Liên bang Dân tộc Thống nhất (UNFC) có 7 thành viên bao gồm cả nhóm quân đội Độc lập Kachin (KIA).
Họ thảo luận về các điều kiện của phiến quân để tham gia hội nghị hòa bình, ký kết thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc (NCA), và tham gia vào một cuộc đối thoại chính trị để thành lập một hội đoàn dân chủ liên bang.
Tám trong số 21 nhóm phiến quân đã ký NCA vào năm 2015, việc này được các chính phủ phương Tây hỗ trợ và khen ngợi. Chính phủ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) muốn tập hợp tất cả các nhóm với nhau.
Nhưng khôi phục niềm tin cần thiết sẽ không được dễ dàng. Các nhóm phiến quân đã bị chọc tức bởi sự im lặng của NLD trong cuộc tấn công gần đây của quân đội, trong đó theo hiến pháp, quân đội kiểm soát Bộ quốc phòng và Bộ Nội vụ.
Sự tham gia của Trung Quốc
Kể từ tháng 9, quân đội đã phát động các cuộc tấn công lớn, với nhiều cuộc không kích, nhắm vào nhóm KIA và dân tộc Ta'ang, Kokang và nhóm phiến quân Rakhine ở miền bắc Myanmar.
Bốn nhóm đã thành lập Liên minh phương Bắc-Miến Điện vào cuối tháng 11và phát động các cuộc tấn công trả đũa nhắm vào khu vực Muse, khu biên giới Myanmar-Trung Quốc có tỷ trọng mậu dịch hàng năm hơn 4 tỷ đôla. Các phiến quân đã chiếm thị trấn biên giới Móng Ko trong nhiều tuần và làm hư hại cầu, đường.
Cuộc giao tranh xảy ra buộc hàng ngàn người dân phải chạy trốn sang Trung Quốc nên Bắc Kinh lên tiếng kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức. Thỉnh thoảng Trung Quốc đã ủng hộ tiến trình hòa bình kể từ khi cuộc xung đột nổ ra ở miền bắc Myanmar vào năm 2011. Hiện nay các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đang đưa tin nhiều hơn và Trung Quốc đã bắt đầu tổ chức nhiều cuộc họp.
Hoan nghênh Bắc Kinh
Giám đốc văn phòng Euro-Burma, ông Harn Yawnghwe, người đã tham dự cuộc họp này nói với đài VOA rằng: "ông Sun Guoxiang nói rằng Trung Quốc sẽ không can thiệp vào Myanmar ... Trung Quốc sẽ không hành động như là một quan tòa hoặc một trọng tài. Nhưng Trung Quốc muốn thấy hòa bình và ổn định ở Myanmar. "
Ông Yawnghwe nói thêm rằng dưới những điều kiện mà các nhóm NCA đã ký, có lẽ sẽ chấp nhận sự tham gia của Trung Quốc.
Thư ký UNFC Khu Oo Reh nói rằng liên minh chưa liên lạc với Trung Quốc và liên minh vẫn đang xem xét vai trò của Trung Quốc trong tiến trình này là gì.
Zaw Htay, người phát ngôn của bà Aung San Suu Kyi nhấn mạnh rằng quá trình NCA đã "xuất phát từ địa phương" nhưng cho biết nhà lãnh đạo Myanmar đã yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ trong chuyến thăm tháng 8 đến Bắc Kinh rằng "Trung Quốc là quốc gia quan trọng để khuyến khích tất cả các nhóm không tham gia ký kết cùng ngồi lại với nhau."