BẮC KINH —
Vào cuối tháng này, Trung Quốc lần đầu tiên sẽ tham gia cuộc thao diễn hàng hải quốc tế vĩ đại ở vành đai Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo, còn gọi là RIMPAC. Sự tham gia của Bắc Kinh diễn ra vào lúc căng thẳng đang gia tăng về những vụ tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và các lân bang Á châu.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, tàu bè của Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đụng độ trong vùng Biển Ðông có tranh chấp. Trên không, các máy bay của Nhật Bản và Trung Quốc suýt va chạm nhau và bên nọ đổ lỗi cho bên kia.
Các cuộc biểu tình bài Trung Quốc lan rộng. Cư dân ở Philippines gần đây đã xuống đường. Một người tham dự biểu tình tên Marimi Dela Fuente nói:
“Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của chúng tôi. Ðó là lý do vì sao tôi có mặt ở đây để hô hào công dân chống lại những hành vi xâm phạm của Trung Quốc đối thế giới và nước tôi và vùng Ðông Nam Á.”
Và không phải chỉ có các lân bang của Trung Quốc là quan ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel mới đây cáo buộc Trung Quốc là có những hành động đơn phương gây mất ổn định, cố để khẳng định chủ quyền trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Trước đây, Bắc Kinh có thể tránh né trước những lời chỉ trích gia tăng. Nhưng quyết định tham gia RIMPAC chứng tỏ sự sẵn sàng minh bạch hơn và nêu bật sự trưởng thành trong quan hệ quân sự với Washington, theo nhận định của giáo sư môn khoa học chính trị trường Ðại học Bắc Kinh, ông Vương Ðông:
“Chắc chắn có một sự cách biệt đáng kể về quan điểm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và các đồng minh, và điều rất quan trọng là thu hẹp các cách biệt về quan điểm đó và tôi cho rằng cách tốt nhất để làm việc ấy là thông qua thông tin liên lạc và trao đổi.”
Hoa Kỳ lâu nay vẫn là nước dẫn đầu ở vùng Thái Bình Dương, nhưng với những hạn chế ngày càng nhiều về ngân sách trong nước và sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, hai bên đang thích nghi với tình hình mới và những khó khăn ngày càng nhiều theo dự kiến, theo ông Lin Chong-Pin, một cựu thứ trưởng quốc phòng ở Ðài Loan. Ông nói với đài VOA qua Skype:
“Cả hai đều trông đợi một vị trí tương đối mới. Và trong thời gian thử nghiệm và điều chỉnh này, có những khó khăn và đó là điều chúng ta đang nhìn thấy.”
Nhưng sự cứng rắn của Bắc Kinh có những giới hạn, ông Lin lập luận. Ông nói một phần lý do vì sao Trung Quốc đang gây thêm căng thẳng với các lân bang là bởi vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không thể tỏ vẻ yếu ớt đối với thế giới bên ngoài.
Ông Lin nói: “Ðể có thể xúc tiến cải cách, ông ta cần có sự bảo vệ, vì những cải cách này sẽ tác động đến quyền lợi của nhiều người có thế lực trong và ngoài chính phủ. Do đó, ông ta không thể tỏ ra yếu ớt trước cử tọa trong nước.”
Trung Quốc đã gửi bốn chiếc tàu đến tham gia các cuộc thao diễn trong cả tháng - một khu trục hạm chở phi đạn, một tàu chiến có gắn phi đạn, một tàu tiếp liệu và tàu bệnh viện Peace Ark. Trong các cuộc thao diễn, hơn 1.000 thủy thủ Trung Quốc và sĩ quan sẽ sánh vai cùng các đối tác của hơn 20 quốc gia.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, tàu bè của Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đụng độ trong vùng Biển Ðông có tranh chấp. Trên không, các máy bay của Nhật Bản và Trung Quốc suýt va chạm nhau và bên nọ đổ lỗi cho bên kia.
Các cuộc biểu tình bài Trung Quốc lan rộng. Cư dân ở Philippines gần đây đã xuống đường. Một người tham dự biểu tình tên Marimi Dela Fuente nói:
“Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của chúng tôi. Ðó là lý do vì sao tôi có mặt ở đây để hô hào công dân chống lại những hành vi xâm phạm của Trung Quốc đối thế giới và nước tôi và vùng Ðông Nam Á.”
Và không phải chỉ có các lân bang của Trung Quốc là quan ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel mới đây cáo buộc Trung Quốc là có những hành động đơn phương gây mất ổn định, cố để khẳng định chủ quyền trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Trước đây, Bắc Kinh có thể tránh né trước những lời chỉ trích gia tăng. Nhưng quyết định tham gia RIMPAC chứng tỏ sự sẵn sàng minh bạch hơn và nêu bật sự trưởng thành trong quan hệ quân sự với Washington, theo nhận định của giáo sư môn khoa học chính trị trường Ðại học Bắc Kinh, ông Vương Ðông:
“Chắc chắn có một sự cách biệt đáng kể về quan điểm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và các đồng minh, và điều rất quan trọng là thu hẹp các cách biệt về quan điểm đó và tôi cho rằng cách tốt nhất để làm việc ấy là thông qua thông tin liên lạc và trao đổi.”
Hoa Kỳ lâu nay vẫn là nước dẫn đầu ở vùng Thái Bình Dương, nhưng với những hạn chế ngày càng nhiều về ngân sách trong nước và sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, hai bên đang thích nghi với tình hình mới và những khó khăn ngày càng nhiều theo dự kiến, theo ông Lin Chong-Pin, một cựu thứ trưởng quốc phòng ở Ðài Loan. Ông nói với đài VOA qua Skype:
“Cả hai đều trông đợi một vị trí tương đối mới. Và trong thời gian thử nghiệm và điều chỉnh này, có những khó khăn và đó là điều chúng ta đang nhìn thấy.”
Nhưng sự cứng rắn của Bắc Kinh có những giới hạn, ông Lin lập luận. Ông nói một phần lý do vì sao Trung Quốc đang gây thêm căng thẳng với các lân bang là bởi vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không thể tỏ vẻ yếu ớt đối với thế giới bên ngoài.
Ông Lin nói: “Ðể có thể xúc tiến cải cách, ông ta cần có sự bảo vệ, vì những cải cách này sẽ tác động đến quyền lợi của nhiều người có thế lực trong và ngoài chính phủ. Do đó, ông ta không thể tỏ ra yếu ớt trước cử tọa trong nước.”
Trung Quốc đã gửi bốn chiếc tàu đến tham gia các cuộc thao diễn trong cả tháng - một khu trục hạm chở phi đạn, một tàu chiến có gắn phi đạn, một tàu tiếp liệu và tàu bệnh viện Peace Ark. Trong các cuộc thao diễn, hơn 1.000 thủy thủ Trung Quốc và sĩ quan sẽ sánh vai cùng các đối tác của hơn 20 quốc gia.