Chính phủ Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp ở vùng Tân Cương hẻo lánh miền Tây nước này nhằm kiểm soát sự tham gia của người dân vào một trong những ngày lễ linh thiêng nhất của người Hồi giáo, ngày lễ Ramadan.
Các thông cáo chính thức được đăng trên các trang web của chính phủ và trường học địa phương hồi tuần trước đã cấm các thành viên của đảng Cộng sản, các công nhân viên chức chính phủ, học sinh và giáo viên nhịn ăn hoặc tham gia vào các hoạt động tôn giáo trong suốt ngày lễ Ramadan, bắt đầu ở Tân Cương từ hôm 20 tháng bảy. Giới hữu trách Trung quốc nói rằng, việc nghiêm cấm này được đặt ra vì những mối quan tâm cho sức khỏe người dân. Họ cũng nói rằng họ chỉ muốn khuyến khích người dân ăn uống đầy đủ để đảm bảo cho công việc và học tập.
Tân Cương là nơi sinh cư của nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, bao gồm người Hồi giáo Uighur, chiếm 45% dân số trong vùng.
Ông Ilham Tohti, một học giả tại trường đại học Dân Tộc ở Bắc Kinh coi các quy định này là dấu hiệu của việc chính phủ ngày càng không khoan dung với tôn giáo.
Ông Tohti nói: “Ngoại trừ giai đoạn cách mạng về văn hóa, chưa bao giờ những nghiêm cấm tôn giáo lại khắt khe như ngày nay.”
Mối quan hệ căng thẳng giữa chính phủ và những người Hồi giáo địa phương đã lên tới đỉnh điểm trong năm 2009, trong thời gian xảy ra những người cuộc bạo động làm thiệt mạng 200 người. Giới hữu trách giải thích những sự bất mãn ở Tân Cương cảm nghĩ muốn ly khai, và bào chữa cho việc kiểm soát các hoạt động tôn giáo này là một cách để ngăn tránh cực đoan tôn giáo và nguy cơ khủng bố.
Ông Dilshat Raxit, người phát ngôn của Hội nghị người Uighur Thế giới, một tổ chức bênh vực cho người Uighur sống lưu vong ở nước ngoài, phát biểu với giới truyền thông trong những ngày gần đây rằng, chính phủ Tân Cương đang thiết lập những “kế hoạch duy trì an ninh và ổn định” trong suốt ngày lễ Ramadan. Ông Raxit nói, kế hoạch này cho phép các quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc được chính thức kiểm soát các đền thờ Hồi giáo, lục soát nhà cửa để phát hiện các tài liệu tôn giáo không phải của nhà nước, và tổ chức các cuộc họp bàn tư tưởng tại các đền thờ Hồi giáo với các giới chức đảng Cộng sản.
Hiến pháp của Trung Quốc bảo đảm quyền tự do tôn giáo, và kể từ năm 1984, chính phủ cho phép các dân tộc thiểu số ở những khu vực tự trị như Tân Cương nhiều quyền, trong đó bao gồm quyền tự quản lý, các chính sách hoạt động được khẳng định và sự kiểm soát lớn hơn về việc phát triển kinh tế trong các vùng của họ. Nhưng, việc thực thi luật lệ kh ác nhau ở nhiều nơi tại Trung Quốc.
Ông Tohti nói ở Tân Cương luật pháp thường không được tuân hành, và nhà chức trách địa phương coi tín ngưỡng như “các yếu tố bất hòa đồng.” Ông Tohti tin rằng mục tiêu dài hạn của chính quyền trung ương ở Tân Cương nhắm vào việc làm xói mòn tập tục của các sắc dân thiểu số.
Ônt Tohti nói: “Trong một nền văn hóa vô thần, tôn giáo là lạc hậu. Chính phủ cho rằng Hồi giáo ở Tân Cương là một dấu hiệu của sự lạc hậu và không thích hợp với thời đại mới.”
Các giấy phép mở trường dậy kinh Koran cũng bị đặt dưới sự quản lý gắt gao của chính quyền địa phương, thường lo ngại rằng người Hồi giáo Uighur có thể bị phơi bầy trước sự đào tạo của các phần tử cực đoan bên trong biên giới của họ.
Tuần trước, các cơ quan truyền thông địa phương loan tin 20 người, tất cả đều mang tên Uighur, đã bị kết các án tù lên tới 15 năm vì xúi giục bạo động và ly khai trên mạng Internet.
Các tòa án nói rằng các nghi phạm đã chế tạo chất nổ.
Ông Raffaello Pantucci, một giảng viên hiện đang công tác ở Thượng Hải cho Trung tâm Khảo cứu về Cực đoan hóa tại trường đại học King ở London, nói ông nghĩ rằng chính phủ nắm quyền kiểm soát khá chặt chẽ đối với những gì dân chúng đang làm trong nước.
Ông Pantucci cho biết: “Ðiều mà họ không nắm được là những người đi ra khỏi nước để được đào tạo.”
Trung Quốc đã quy trách tình trạng bất ổn ở Tân Cương là do người Hoa gốc Uighur được Pakistan huấn luyện. Năm ngoái, khi xảy ra một loạt các vụ tấn công bạo động làm 50 người thiệt mạng tại các thành phố Kashgar và Hotan, tỉnh trưởng vùng này nói các phần tử cực đoan ở Tân Cương, có một ngàn lẻ một mối liên hệ với Pakistan.
Ông Pantucci cho rằng kể từ đó Trung Quốc đã tăng thêm áp lực đối với Pakistan để theo dõi vùng biên giới giữa hai nước, và đã nêu ra vấn đề các phần tử khủng bố được Pakistan đào tạo với Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại Mỹ-Trung về chống khủng bố, được thiết lập kể từ năm 2009.
Nhưng trong báo cáo mới nhất về khủng bố trên khắp thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc là viện lẽ chống khủng bố để đàn áp người Uighur.
Trong nước, Trung Quốc quảng bá tăng trưởng là lời giải đáp duy nhầt cho sự bất mãn của người Uighur và có thể là chủ nghĩa cực đoan trong tương lai. Nhưng giới chỉ trích nói sự đầu tư ồ ạt và cuộc di dân của người Hán tộc đã châm ngòi cho sự phẫn nộ ở địa phương chống lại sự cai trị của Trung Quốc.
Ông Pantucci nói: “Ðây là một bài toán rất nan giải. Ðối với một số người, lời đáp mà họ thấy lại chính là vấn đề.”
Giáo sự Ðại học Minzu, ông Tohti lo ngại rằng các biện pháp của chính phủ sẽ khích động thêm những người Uighur trở nên cực đoan hơn.
Ông Tohti nói: “Nếu chính quyền không bao dung, và nếu họ không cung cấp một kênh cho dân chúng bầy tỏ sự bất mãn, thì có nhiều phần chắc hơn là dân chúng ở Tân Cương sẽ viện đến phương tiện bạo lực.”
Các thông cáo chính thức được đăng trên các trang web của chính phủ và trường học địa phương hồi tuần trước đã cấm các thành viên của đảng Cộng sản, các công nhân viên chức chính phủ, học sinh và giáo viên nhịn ăn hoặc tham gia vào các hoạt động tôn giáo trong suốt ngày lễ Ramadan, bắt đầu ở Tân Cương từ hôm 20 tháng bảy. Giới hữu trách Trung quốc nói rằng, việc nghiêm cấm này được đặt ra vì những mối quan tâm cho sức khỏe người dân. Họ cũng nói rằng họ chỉ muốn khuyến khích người dân ăn uống đầy đủ để đảm bảo cho công việc và học tập.
Tân Cương là nơi sinh cư của nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, bao gồm người Hồi giáo Uighur, chiếm 45% dân số trong vùng.
Ông Ilham Tohti, một học giả tại trường đại học Dân Tộc ở Bắc Kinh coi các quy định này là dấu hiệu của việc chính phủ ngày càng không khoan dung với tôn giáo.
Ông Tohti nói: “Ngoại trừ giai đoạn cách mạng về văn hóa, chưa bao giờ những nghiêm cấm tôn giáo lại khắt khe như ngày nay.”
Mối quan hệ căng thẳng giữa chính phủ và những người Hồi giáo địa phương đã lên tới đỉnh điểm trong năm 2009, trong thời gian xảy ra những người cuộc bạo động làm thiệt mạng 200 người. Giới hữu trách giải thích những sự bất mãn ở Tân Cương cảm nghĩ muốn ly khai, và bào chữa cho việc kiểm soát các hoạt động tôn giáo này là một cách để ngăn tránh cực đoan tôn giáo và nguy cơ khủng bố.
Ông Dilshat Raxit, người phát ngôn của Hội nghị người Uighur Thế giới, một tổ chức bênh vực cho người Uighur sống lưu vong ở nước ngoài, phát biểu với giới truyền thông trong những ngày gần đây rằng, chính phủ Tân Cương đang thiết lập những “kế hoạch duy trì an ninh và ổn định” trong suốt ngày lễ Ramadan. Ông Raxit nói, kế hoạch này cho phép các quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc được chính thức kiểm soát các đền thờ Hồi giáo, lục soát nhà cửa để phát hiện các tài liệu tôn giáo không phải của nhà nước, và tổ chức các cuộc họp bàn tư tưởng tại các đền thờ Hồi giáo với các giới chức đảng Cộng sản.
Hiến pháp của Trung Quốc bảo đảm quyền tự do tôn giáo, và kể từ năm 1984, chính phủ cho phép các dân tộc thiểu số ở những khu vực tự trị như Tân Cương nhiều quyền, trong đó bao gồm quyền tự quản lý, các chính sách hoạt động được khẳng định và sự kiểm soát lớn hơn về việc phát triển kinh tế trong các vùng của họ. Nhưng, việc thực thi luật lệ kh ác nhau ở nhiều nơi tại Trung Quốc.
Ông Tohti nói ở Tân Cương luật pháp thường không được tuân hành, và nhà chức trách địa phương coi tín ngưỡng như “các yếu tố bất hòa đồng.” Ông Tohti tin rằng mục tiêu dài hạn của chính quyền trung ương ở Tân Cương nhắm vào việc làm xói mòn tập tục của các sắc dân thiểu số.
Ônt Tohti nói: “Trong một nền văn hóa vô thần, tôn giáo là lạc hậu. Chính phủ cho rằng Hồi giáo ở Tân Cương là một dấu hiệu của sự lạc hậu và không thích hợp với thời đại mới.”
Các giấy phép mở trường dậy kinh Koran cũng bị đặt dưới sự quản lý gắt gao của chính quyền địa phương, thường lo ngại rằng người Hồi giáo Uighur có thể bị phơi bầy trước sự đào tạo của các phần tử cực đoan bên trong biên giới của họ.
Tuần trước, các cơ quan truyền thông địa phương loan tin 20 người, tất cả đều mang tên Uighur, đã bị kết các án tù lên tới 15 năm vì xúi giục bạo động và ly khai trên mạng Internet.
Các tòa án nói rằng các nghi phạm đã chế tạo chất nổ.
Ông Raffaello Pantucci, một giảng viên hiện đang công tác ở Thượng Hải cho Trung tâm Khảo cứu về Cực đoan hóa tại trường đại học King ở London, nói ông nghĩ rằng chính phủ nắm quyền kiểm soát khá chặt chẽ đối với những gì dân chúng đang làm trong nước.
Ông Pantucci cho biết: “Ðiều mà họ không nắm được là những người đi ra khỏi nước để được đào tạo.”
Trung Quốc đã quy trách tình trạng bất ổn ở Tân Cương là do người Hoa gốc Uighur được Pakistan huấn luyện. Năm ngoái, khi xảy ra một loạt các vụ tấn công bạo động làm 50 người thiệt mạng tại các thành phố Kashgar và Hotan, tỉnh trưởng vùng này nói các phần tử cực đoan ở Tân Cương, có một ngàn lẻ một mối liên hệ với Pakistan.
Ông Pantucci cho rằng kể từ đó Trung Quốc đã tăng thêm áp lực đối với Pakistan để theo dõi vùng biên giới giữa hai nước, và đã nêu ra vấn đề các phần tử khủng bố được Pakistan đào tạo với Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại Mỹ-Trung về chống khủng bố, được thiết lập kể từ năm 2009.
Nhưng trong báo cáo mới nhất về khủng bố trên khắp thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc là viện lẽ chống khủng bố để đàn áp người Uighur.
Trong nước, Trung Quốc quảng bá tăng trưởng là lời giải đáp duy nhầt cho sự bất mãn của người Uighur và có thể là chủ nghĩa cực đoan trong tương lai. Nhưng giới chỉ trích nói sự đầu tư ồ ạt và cuộc di dân của người Hán tộc đã châm ngòi cho sự phẫn nộ ở địa phương chống lại sự cai trị của Trung Quốc.
Ông Pantucci nói: “Ðây là một bài toán rất nan giải. Ðối với một số người, lời đáp mà họ thấy lại chính là vấn đề.”
Giáo sự Ðại học Minzu, ông Tohti lo ngại rằng các biện pháp của chính phủ sẽ khích động thêm những người Uighur trở nên cực đoan hơn.
Ông Tohti nói: “Nếu chính quyền không bao dung, và nếu họ không cung cấp một kênh cho dân chúng bầy tỏ sự bất mãn, thì có nhiều phần chắc hơn là dân chúng ở Tân Cương sẽ viện đến phương tiện bạo lực.”