BẮC KINH —
Bắc Triều Tiên cho hay có thể sắp tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ tư trong nay mai. Nếu đúng như vậy, các chuyên gia cho rằng có phần chắc Trung Quốc sẽ ủng hộ các biện pháp chế tài gay gắt hơn tại Liên Hiệp Quốc, và thậm chí còn tiến hành một số biện pháp của riêng mình. Chưa rõ liệu Bắc Kinh có đủ thế lực để răn de lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un không tiến hành các hành động khác để đẩy xa thêm các tham vọng hạt nhân của ông ta hay không. Thông tín viên VOA Bill Ide ở Bắc Kinh ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Hôm thứ bảy, Bắc Triều Tiên đã nhắc lại lời đe dọa tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.
Các tuyên bố do truyền thông nhà nước phổ biến nói rằng quyết tâm của Bình Nhưỡng đẩy xa thêm các kế hoạch hạt nhân là một vấn đề bảo vệ chủ quyền và thanh danh của họ.
Chưa rõ Bình Nhưỡng đến gần với việc tiến hành thử nghiệm ở mức nào. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên nói các chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm dường như sắp hoàn tất.
Ông Alexander Neill là thành viên cấp cao về an ninh Á châu thuộc tổ chức Ðối thoại Shangri-La.
“Tôi nghĩ sức nặng của bằng chứng dường như cho thấy một cuộc thử nghiệm sẽ xảy ra trong nay mai.”
Trung Quốc lâu nay vẫn là một trong những bạn bè ít ỏi của Bắc Triều Tiên và nhiều người tin rằng Bắc Kinh là nước duy nhất có thể lay chuyển Bình Nhưỡng. Tiếp theo cuộc thử nghiệm hạt nhân năm ngoái, Bắc Kinh bắt đầu có đường lối cứng rắn hơn, tạm thời đình chỉ việc du lịch và chấm dứt các giao dịch giữa Ngân hàng Trung Quốc và một ngân hàng chủ chốt của Bắc Triều Tiên.
Khoa học gia chính trị Thời Ân Hoằng của trường Ðại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng một cuộc thử nghiệm thứ tư sẽ có nghĩa là các biện pháp gắt gao hơn.
“Trung Quốc sẽ hợp lực với các thành viên thường trực khác, các nghị quyết chế tài của Liên Hiệp Quốc, và Trung Quốc có lẽ sẽ phát động các biện pháp chế tài đơn phương của riêng họ, kể cả một số biện pháp mà Trung Quốc đã không áp dụng trước đây. Ðiều này có thể tiêu biểu cho việc Trung Quốc đẩy mạnh phản ứng gay gắt hơn đối với các hành động rất nguy hiểm của Bắc Triều Tiên.”
Ông Neill nói có một loạt các biện pháp mà Trung Quốc có thể tiến hành, nhưng có những giới hạn về những gì Bắc Kinh có thể làm.
“Trung Quốc có thể ngưng viện trợ lương thực cho miền Bắc, họ có thể ngưng cung ứng nhiên liệu và có thể làm áp lực đối với miền Bắc trong một số lãnh vực khác nhất là những thứ như đầu tư của Trung Quốc vào Bắc Triều Tiên. Nhưng rút cuộc Trung Quốc cần phải quân bình một cách chiến lược điều này bằng cách giữ miền bắc như một vùng đệm trên bán đảo Triều Tiên.”
Bắc Kinh cũng đang ngày càng thách thức trước tính cách nay thế này mai thế khác của ông Kim Jong Un và điều đó gây căng thẳng thêm cho quan hệ và dẫn tới việc Trung Quốc có lập trường cứng rắn hơn.
Giáo sư Thời Ân Hoằng của đại học Nhân dân nói tiếp:
“Tôi nghĩ trong tư cách một chính khách và lãnh đạo chính trị, ông Tập Cận Bình thường có thái độ kiên quyết và nghiêm khắc hơn. Tôi cũng nghĩ rằng ông Kim Jong Un, khác với cha là Kim Jong Il, hay thay đổi hơn, thích phiêu lưu hơn và ít thân thiện hơn với Trung Quốc, do đó tôi cho rằng tình hình như thế này sẽ khiến cho bất cứ nhà lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng sẽ có một biện pháp ít nhất là mạnh hơn một chút.”
Năm ngoái, ông Kim Jong Un đã hành quyết dượng của mình, một người tán thành mô hình kinh tế của Trung Quốc và đóng một vai trò chủ chốt trong việc duy trì quan hệ giữa hài nước.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim vẫn chưa đi thăm Trung Quốc. Nhưng tổng thống Nam Triều Tiên đã gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần, và tháng tới ông Tập Cận bình dự trù sẽ đi thăm Seoul.
Hôm thứ bảy, Bắc Triều Tiên đã nhắc lại lời đe dọa tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.
Các tuyên bố do truyền thông nhà nước phổ biến nói rằng quyết tâm của Bình Nhưỡng đẩy xa thêm các kế hoạch hạt nhân là một vấn đề bảo vệ chủ quyền và thanh danh của họ.
Chưa rõ Bình Nhưỡng đến gần với việc tiến hành thử nghiệm ở mức nào. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên nói các chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm dường như sắp hoàn tất.
Ông Alexander Neill là thành viên cấp cao về an ninh Á châu thuộc tổ chức Ðối thoại Shangri-La.
“Tôi nghĩ sức nặng của bằng chứng dường như cho thấy một cuộc thử nghiệm sẽ xảy ra trong nay mai.”
Trung Quốc lâu nay vẫn là một trong những bạn bè ít ỏi của Bắc Triều Tiên và nhiều người tin rằng Bắc Kinh là nước duy nhất có thể lay chuyển Bình Nhưỡng. Tiếp theo cuộc thử nghiệm hạt nhân năm ngoái, Bắc Kinh bắt đầu có đường lối cứng rắn hơn, tạm thời đình chỉ việc du lịch và chấm dứt các giao dịch giữa Ngân hàng Trung Quốc và một ngân hàng chủ chốt của Bắc Triều Tiên.
Khoa học gia chính trị Thời Ân Hoằng của trường Ðại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng một cuộc thử nghiệm thứ tư sẽ có nghĩa là các biện pháp gắt gao hơn.
“Trung Quốc sẽ hợp lực với các thành viên thường trực khác, các nghị quyết chế tài của Liên Hiệp Quốc, và Trung Quốc có lẽ sẽ phát động các biện pháp chế tài đơn phương của riêng họ, kể cả một số biện pháp mà Trung Quốc đã không áp dụng trước đây. Ðiều này có thể tiêu biểu cho việc Trung Quốc đẩy mạnh phản ứng gay gắt hơn đối với các hành động rất nguy hiểm của Bắc Triều Tiên.”
Ông Neill nói có một loạt các biện pháp mà Trung Quốc có thể tiến hành, nhưng có những giới hạn về những gì Bắc Kinh có thể làm.
“Trung Quốc có thể ngưng viện trợ lương thực cho miền Bắc, họ có thể ngưng cung ứng nhiên liệu và có thể làm áp lực đối với miền Bắc trong một số lãnh vực khác nhất là những thứ như đầu tư của Trung Quốc vào Bắc Triều Tiên. Nhưng rút cuộc Trung Quốc cần phải quân bình một cách chiến lược điều này bằng cách giữ miền bắc như một vùng đệm trên bán đảo Triều Tiên.”
Bắc Kinh cũng đang ngày càng thách thức trước tính cách nay thế này mai thế khác của ông Kim Jong Un và điều đó gây căng thẳng thêm cho quan hệ và dẫn tới việc Trung Quốc có lập trường cứng rắn hơn.
Giáo sư Thời Ân Hoằng của đại học Nhân dân nói tiếp:
“Tôi nghĩ trong tư cách một chính khách và lãnh đạo chính trị, ông Tập Cận Bình thường có thái độ kiên quyết và nghiêm khắc hơn. Tôi cũng nghĩ rằng ông Kim Jong Un, khác với cha là Kim Jong Il, hay thay đổi hơn, thích phiêu lưu hơn và ít thân thiện hơn với Trung Quốc, do đó tôi cho rằng tình hình như thế này sẽ khiến cho bất cứ nhà lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng sẽ có một biện pháp ít nhất là mạnh hơn một chút.”
Năm ngoái, ông Kim Jong Un đã hành quyết dượng của mình, một người tán thành mô hình kinh tế của Trung Quốc và đóng một vai trò chủ chốt trong việc duy trì quan hệ giữa hài nước.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim vẫn chưa đi thăm Trung Quốc. Nhưng tổng thống Nam Triều Tiên đã gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần, và tháng tới ông Tập Cận bình dự trù sẽ đi thăm Seoul.