Đường dẫn truy cập

Trung Quốc sẽ hưởng lợi sớm nhất từ nền kinh tế Triều Tiên


Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un báo hiệu mong muốn mở cửa nền kinh tế, mở ra thời kỳ mà một số nhà phân tích tin rằng có thể là “thời kỳ cải cách và mở cửa” tương tự như những gì đã xảy ra ở Trung Quốc cách đây bốn thập kỷ. Nhưng Triều Tiên sẵn sàng mở cửa đến mức nào trong khi những biện pháp cụ thể mà Bình Nhưỡng sẽ sẵn sàng áp dụng vẫn chưa định hình.

Hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore tuần tới theo trông đợi sẽ cho cho thấy rõ hơn những bước mà Bình Nhưỡng sẵn sàng chấp nhận để giải trừ nhân và từ đó có thể mở đường cho các hoạt động kinh tế bùng phát sau khi lệnh trừng phạt được bãi bỏ.

Ông Jacob Kirkegaard, một học giả cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết mặc dù còn nhiều trở ngại và bất ổn, nhưng một sự cải thiện đang lóe lên, có thể mở ra các cơ hội đầu tư kinh doanh ở Triều Tiên.

Trong một bài phát biểu quan trọng vào cuối tháng 4/2018, lãnh tụ Kim Jong Un tuyên bố rằng Triều Tiên đã hoàn thành việc phát triển kho vũ khí hạt nhân và sẽ không cần thực hiện thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân hoặc tên lửa nữa. Trong bài phát biểu, ông cũng tuyên bố rằng: "đường lối chiến lược mới" của "Đảng Lao động" cầm quyền sẽ là phát triển nền kinh tế.

Lu Chao, một chuyên gia về Bắc Hàn thuộc Học viện Khoa học xã hội Liêu Ninh cho rằng, nếu các biện pháp trừng phạt được nới lỏng, đầu tư sẽ bùng nổ ở các lĩnh vực ít nhạy cảm như vận chuyển và du lịch.

Ông Chao cho biết thêm cơ sở hạ tầng có thể sẽ là một lĩnh vực trọng tâm khác, và bước đầu phần lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

“Hiện nay, từ góc nhìn kinh tế, điện và giao thông vận tải là hai lĩnh vực đang rất cần cho quá trình chuyển đổi (ở Triều Tiên). Trong tương lai gần, sự phát triển có nhiều khả năng tập trung vào lĩnh vực này," ông Lu nói.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc và Hàn Quốc có thể sẽ được hưởng lợi nhiều nhất ngay từ đầu khi Triều Tiên mở cửa nền kinh tế.

Máy bay của hãng hàng không quốc gia Trung Quốc Air China tại sân bay Bình Nhưỡng
Máy bay của hãng hàng không quốc gia Trung Quốc Air China tại sân bay Bình Nhưỡng

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại và là nhà đầu tư lớn nhất của Triều Tiên, nhưng các nhà phân tích nhận định Seoul cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai.

Ông Jia Qingguo, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bắc Kinh, nói Bình Nhưỡng không chỉ cần phải thực hiện các điều chỉnh về chính sách mà còn thông qua các bộ luật đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.

Ông Jia nói: "Khi các công ty tìm cách đầu tư, họ không chỉ theo đuổi một tầm nhìn, nhưng xa hơn nữa là làm ra lợi nhuận. Và nếu không có cách nào để kiếm lợi nhuận, tại sao họ lại tiên phong chứ!"

Các nhà phân tích nói rằng khi Triều Tiên tìm cách chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung, họ sẽ áp dụng một số biện pháp mà Trung Quốc đã sử dụng trước đây, nhưng Triều Tiên sẽ không bao giờ thừa nhận rằng họ đang áp dụng phương pháp tiếp cận từ Trung Quốc hay những nước khác.

Ông Lu nói: "Triều Tiên sẽ không chấp nhận một mô hình Trung Quốc, Việt Nam hay Cuba. Ban đầu [Triều Tiên] có thể sẽ lập ra các đặc khu kinh tế."

Các nhà phân tích cho biết kể từ đầu năm 2013, ông Kim Jong Un bắt đầu các nỗ lực hình thành gần một chục đặc khu kinh tế, nhưng các biện pháp trừng phạt quốc tế đã làm chậm nghiêm trọng sự phát triển của các dự án này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG