Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã gặp nhau tại Campuchia để thảo luận về cách thức giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Scott Stearns của đài VOA, các giới chức chính phủ Mỹ nói rằng Trung Quốc sẵn lòng tham gia cuộc đàm phán về một bộ qui tắc hành xử để xử lý những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau.
Các giới chức cao cấp của Mỹ cho biết bà Clinton và ông Dương Khiết Trì đã thảo luận về vụ xung đột ở Syria và những mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên. Nhưng cuộc thảo luận của hai nhà ngoại giao này bên lề hội nghị cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN đặt trọng tâm vào vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau trong vùng biển này và các vị ngoại trưởng ASEAN đang soạn thảo một bộ qui tắc hành xử để kiểm soát hành vi của các bên liên hệ.
Các giới chức Mỹ nói rằng ông Dương Khiết Trì đã đưa ra điều mà họ gọi là “một chỉ dấu thận trọng” cho thấy rằng Bắc Kinh sẵn lòng tham gia một cuộc đối thoại về bộ qui tắc hành xử đó trong tương lai. Cuộc đối thoại này có thể bắt đầu vào tháng 9, trước khi hộïi nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào tháng 11.
Khi bắt đầu cuộc họp hôm nay, bà Clinton đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.
Bà Clinton nói: "Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc không những có thể mà còn chắc chắn sẽ làm việc chung với nhau ở Á châu."
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho biết hai nước đang xây dựng một mối quan hệ đối tác hợp tác dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Ông Dương Khiết Trì nói rằng quan hệ đối tác hợp tác đó vạch ra con đường tiến tới cho các mối quan hệ Mỹ-Trung trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai trong lúc Bắc Kinh và Washington tiếp tục nới rộng các điểm tương đồng, tôn trọng lẫn nhau và xử lý một cách thỏa đáng những sự khác biệt và những vấn đề nhạy cảm.
Trong cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN, bà Clinton nói rằng Washington không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp về biên giới trên biển ở Biển Đông. Nhưng bà nói rằng những điều mà chính phủ của Tổng thống Obama muốn có ở vùng biển này là tự do hàng hải, hòa bình và ổn định được duy trì, luật pháp quốc tế được tôn trọng và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở.
Trung Quốc nói rằng ASEAN không phải là diễn đàn thích hợp để giải quyết những mối tranh chấp này vì Trung Quốc không có tranh chấp với ASEAN mà chỉ có tranh chấp với một số nước hội viên ASEAN.
Ngoại trưởng Clinton đồng ý rằng những vụ tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết giữa các nước đòi chủ quyền với nhau, khi nào đó là điều có thể thực hiện. Nhưng bà nói rằng những vấn đề bao quát hơn về cách hành xử trong những khu vực có tranh chấp và những phương pháp có thể chấp nhận được để giải quyết tranh chấp phải được giải quyết tại những diễn đàn đa phương như diễn đàn ASEAN vì việc giải quyết theo đường lối song phương cứng nhắc có thể dẫn tới tình trạng rối rắm và thậm chí làm phát sinh những vụ đối đầu.
Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã đưa ra một thông cáo chung, trong đó đôi bên cam kết tăng cường hợp tác về khoa học kỹ thuật, biến đổi khí hậu, cảnh báo và ứng phó với thiên tai, chính sách năng lượng, quản lý lâm nghiệp và ngư nghiệp, phát giác và kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ và bảo tồn sinh vật hoang dã.
Các giới chức cao cấp của Mỹ cho biết bà Clinton và ông Dương Khiết Trì đã thảo luận về vụ xung đột ở Syria và những mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên. Nhưng cuộc thảo luận của hai nhà ngoại giao này bên lề hội nghị cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN đặt trọng tâm vào vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau trong vùng biển này và các vị ngoại trưởng ASEAN đang soạn thảo một bộ qui tắc hành xử để kiểm soát hành vi của các bên liên hệ.
Các giới chức Mỹ nói rằng ông Dương Khiết Trì đã đưa ra điều mà họ gọi là “một chỉ dấu thận trọng” cho thấy rằng Bắc Kinh sẵn lòng tham gia một cuộc đối thoại về bộ qui tắc hành xử đó trong tương lai. Cuộc đối thoại này có thể bắt đầu vào tháng 9, trước khi hộïi nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào tháng 11.
Khi bắt đầu cuộc họp hôm nay, bà Clinton đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.
Bà Clinton nói: "Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc không những có thể mà còn chắc chắn sẽ làm việc chung với nhau ở Á châu."
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho biết hai nước đang xây dựng một mối quan hệ đối tác hợp tác dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Ông Dương Khiết Trì nói rằng quan hệ đối tác hợp tác đó vạch ra con đường tiến tới cho các mối quan hệ Mỹ-Trung trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai trong lúc Bắc Kinh và Washington tiếp tục nới rộng các điểm tương đồng, tôn trọng lẫn nhau và xử lý một cách thỏa đáng những sự khác biệt và những vấn đề nhạy cảm.
Trong cuộc họp với các ngoại trưởng ASEAN, bà Clinton nói rằng Washington không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp về biên giới trên biển ở Biển Đông. Nhưng bà nói rằng những điều mà chính phủ của Tổng thống Obama muốn có ở vùng biển này là tự do hàng hải, hòa bình và ổn định được duy trì, luật pháp quốc tế được tôn trọng và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở.
Trung Quốc nói rằng ASEAN không phải là diễn đàn thích hợp để giải quyết những mối tranh chấp này vì Trung Quốc không có tranh chấp với ASEAN mà chỉ có tranh chấp với một số nước hội viên ASEAN.
Ngoại trưởng Clinton đồng ý rằng những vụ tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết giữa các nước đòi chủ quyền với nhau, khi nào đó là điều có thể thực hiện. Nhưng bà nói rằng những vấn đề bao quát hơn về cách hành xử trong những khu vực có tranh chấp và những phương pháp có thể chấp nhận được để giải quyết tranh chấp phải được giải quyết tại những diễn đàn đa phương như diễn đàn ASEAN vì việc giải quyết theo đường lối song phương cứng nhắc có thể dẫn tới tình trạng rối rắm và thậm chí làm phát sinh những vụ đối đầu.
Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã đưa ra một thông cáo chung, trong đó đôi bên cam kết tăng cường hợp tác về khoa học kỹ thuật, biến đổi khí hậu, cảnh báo và ứng phó với thiên tai, chính sách năng lượng, quản lý lâm nghiệp và ngư nghiệp, phát giác và kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ và bảo tồn sinh vật hoang dã.