BẮC KINH —
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết họ sẽ không dùng những biện pháp kích thích ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng, trong khi có dấu hiệu cho thấy kinh tế của nước này tăng trưởng chậm hơn dự kiến của chính phủ. Trong quá khứ, Bắc Kinh thường dùng những dự án qui mô lớn do nhà nước hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng giới hữu trách giờ đây nói rằng họ sẽ theo đúng kế hoạch cải cách kinh tế để xây dựng ổn định cho tương lai.
Trong năm vừa qua Chủ tịch Tập Cận Bình đã loan báo một loạt các biện pháp cải cách để giữ cho kinh tế Trung Quốc không mất đà tiến, nhưng những cải cách đó có lẽ không đủ để duy trì tốc độ tăng trưởng.
GDP của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay theo dự báo sẽ ở mức 7,3% và một nhà kinh tế tin rằng Trung Quốc sẽ không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay.
Ông Đào Nhiên, giáo sư kinh tế học của Trung tâm Brookings của Đại học Thanh Hoa, cho biết như sau.
"Nếu không tiến hành cải cách, nếu không có những biện pháp cải cách tốt, nền kinh tế có thể đối mặt với những mối rủi ro nghiêm trọng."
Hôm nay, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng giới hữu trách đang tập trung vào việc thúc đẩy cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế trong dài hạn, thay vì áp dụng những biện pháp ngắn hạn để kích thích tăng trưởng.
Giáo sư Đào Nhiên nói rằng một trong các thách thức lớn trước mắt là bong bóng nhà đất mà ông cho là đã bắt đầu bị vỡ. Chính phủ đang tìm cách thực hiện những chính sách nhằm giảm thiểu hai mối rủi ro khác đối với nền kinh tế: (đó là) nợ của chính quyền địa phương và hệ thống ngân hàng không chính thức.
Ông David Dollar, một chuyên gia kinh tế của Trung tâm Trung Quốc John L. Thorton, nói rằng thách thức lớn nhất của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh là làm thế nào để vượt qua sự chống đối của những người chống lại kế hoạch cải cách.
"Có rất nhiều sự chống đối đối với những bộ phận cá biệt của kế hoạch đó."
Những thế lực chống đối này bao gồm một số doanh nghiệp nhà nước có nhiều quyền hành. Theo ước tính, 150.000 doanh nghiệp nhà nước chiếm 50% tài sản công nghiệp và thu dụng 20% tổng số công nhân của nước này. Các công ty do chính phủ làm chủ và điều hành này thường là công ty lớn nhưng không hoạt động có hiệu quả bằng những công ty tư nhân.
Giới hữu trách thừa nhận là những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả này cần được sửa đổi, nhưng giáo sư Đào Nhiên nói rằng cải cách không đủ nhanh.
"Tôi nhận thấy tiến bộ quá đỗi chậm chạp trong việc cải cách doanh nghiệp nhà nước, phá vỡ tình trạng độc quyền của nhà nước trong một số khu vực then chốt vẫn còn hoạt động dưới công suất."
Việc phá vỡ độc quyền có thể khó khăn cho chính phủ, nhưng việc thực hiện thêm các biện pháp kích thích thì tương đối dễ dàng. Những biện pháp ưu đãi thuế khóa cho các công ty cỡ nhỏ và cỡ trung, gia tăng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho hoạt động xây dựng nhà ở cho công chúng là những biện pháp đã được loan báo hồi tuần trước. Các nhà phân tích nói rằng kế hoạch này có thể có ích cho các công ty nhỏ và góp phần thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang ra sức ngăn chận tệ nạn tham ô. Giáo sư Bạch Sùng Ân của Đại học Thanh Hoa cho biết giảm bớt hỗ trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn cũng sẽ có ích cho mục tiêu ngăn chận tham nhũng.
"Có một sự suy đoán là khi dính líu tới các dự án lớn thì dễ tham nhũng hơn. Thu tiền từ những người bán hàng rong thì khó hơn. Thu tiền từ các đại công ty xây dựng thì dễ hơn."
Trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác đang ra sức thúc đẩy cho các biện pháp cải cách nhằm làm cho các công ty Trung Quốc có sức cạnh tranh nhiều hơn và làm cho nền kinh tế bớt lệ thuộc vào sự chi tiêu của chính phủ, các nhà kinh tế học nói rằng chính phủ cần phải hành động một cách nhanh chóng vì những mối rủi ro tiếp tục tích lũy bên trong hệ thống kinh tế. Giáo sư Đào Nhiên cho rằng những vấn đề vô cùng to lớn sẽ xuất hiện nếu những biện pháp cải cách có ý nghĩa không được thực hiện trong vòng hai hoặc ba năm tới đây.
"Hạ cánh cứng, có thể xảy ra một vụ khủng hoảng tài chánh qui mô lớn và cũng có thể xảy ra một vụ khủng hoảng kinh tế."
Vào lúc này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy cải cách nhưng đồng thời họ cũng cảnh báo chống lại những quan điểm bi quan thái quá về nền kinh tế của nước họ.
Trong một bài bình luận hồi đầu tuần này, hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc cho rằng không có gì phải hốt hoảng, vì tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục ở mức cao so với tình hình trì trệ hồi gần đây của các nước phương Tây.
Trong năm vừa qua Chủ tịch Tập Cận Bình đã loan báo một loạt các biện pháp cải cách để giữ cho kinh tế Trung Quốc không mất đà tiến, nhưng những cải cách đó có lẽ không đủ để duy trì tốc độ tăng trưởng.
GDP của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay theo dự báo sẽ ở mức 7,3% và một nhà kinh tế tin rằng Trung Quốc sẽ không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay.
Ông Đào Nhiên, giáo sư kinh tế học của Trung tâm Brookings của Đại học Thanh Hoa, cho biết như sau.
"Nếu không tiến hành cải cách, nếu không có những biện pháp cải cách tốt, nền kinh tế có thể đối mặt với những mối rủi ro nghiêm trọng."
Hôm nay, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng giới hữu trách đang tập trung vào việc thúc đẩy cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế trong dài hạn, thay vì áp dụng những biện pháp ngắn hạn để kích thích tăng trưởng.
Giáo sư Đào Nhiên nói rằng một trong các thách thức lớn trước mắt là bong bóng nhà đất mà ông cho là đã bắt đầu bị vỡ. Chính phủ đang tìm cách thực hiện những chính sách nhằm giảm thiểu hai mối rủi ro khác đối với nền kinh tế: (đó là) nợ của chính quyền địa phương và hệ thống ngân hàng không chính thức.
Ông David Dollar, một chuyên gia kinh tế của Trung tâm Trung Quốc John L. Thorton, nói rằng thách thức lớn nhất của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh là làm thế nào để vượt qua sự chống đối của những người chống lại kế hoạch cải cách.
"Có rất nhiều sự chống đối đối với những bộ phận cá biệt của kế hoạch đó."
Những thế lực chống đối này bao gồm một số doanh nghiệp nhà nước có nhiều quyền hành. Theo ước tính, 150.000 doanh nghiệp nhà nước chiếm 50% tài sản công nghiệp và thu dụng 20% tổng số công nhân của nước này. Các công ty do chính phủ làm chủ và điều hành này thường là công ty lớn nhưng không hoạt động có hiệu quả bằng những công ty tư nhân.
Giới hữu trách thừa nhận là những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả này cần được sửa đổi, nhưng giáo sư Đào Nhiên nói rằng cải cách không đủ nhanh.
"Tôi nhận thấy tiến bộ quá đỗi chậm chạp trong việc cải cách doanh nghiệp nhà nước, phá vỡ tình trạng độc quyền của nhà nước trong một số khu vực then chốt vẫn còn hoạt động dưới công suất."
Việc phá vỡ độc quyền có thể khó khăn cho chính phủ, nhưng việc thực hiện thêm các biện pháp kích thích thì tương đối dễ dàng. Những biện pháp ưu đãi thuế khóa cho các công ty cỡ nhỏ và cỡ trung, gia tăng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho hoạt động xây dựng nhà ở cho công chúng là những biện pháp đã được loan báo hồi tuần trước. Các nhà phân tích nói rằng kế hoạch này có thể có ích cho các công ty nhỏ và góp phần thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang ra sức ngăn chận tệ nạn tham ô. Giáo sư Bạch Sùng Ân của Đại học Thanh Hoa cho biết giảm bớt hỗ trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn cũng sẽ có ích cho mục tiêu ngăn chận tham nhũng.
"Có một sự suy đoán là khi dính líu tới các dự án lớn thì dễ tham nhũng hơn. Thu tiền từ những người bán hàng rong thì khó hơn. Thu tiền từ các đại công ty xây dựng thì dễ hơn."
Trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác đang ra sức thúc đẩy cho các biện pháp cải cách nhằm làm cho các công ty Trung Quốc có sức cạnh tranh nhiều hơn và làm cho nền kinh tế bớt lệ thuộc vào sự chi tiêu của chính phủ, các nhà kinh tế học nói rằng chính phủ cần phải hành động một cách nhanh chóng vì những mối rủi ro tiếp tục tích lũy bên trong hệ thống kinh tế. Giáo sư Đào Nhiên cho rằng những vấn đề vô cùng to lớn sẽ xuất hiện nếu những biện pháp cải cách có ý nghĩa không được thực hiện trong vòng hai hoặc ba năm tới đây.
"Hạ cánh cứng, có thể xảy ra một vụ khủng hoảng tài chánh qui mô lớn và cũng có thể xảy ra một vụ khủng hoảng kinh tế."
Vào lúc này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy cải cách nhưng đồng thời họ cũng cảnh báo chống lại những quan điểm bi quan thái quá về nền kinh tế của nước họ.
Trong một bài bình luận hồi đầu tuần này, hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc cho rằng không có gì phải hốt hoảng, vì tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục ở mức cao so với tình hình trì trệ hồi gần đây của các nước phương Tây.