Chính phủ Trung Quốc yêu cầu thành phố Corvallis ở tiểu bang Oregon của Mỹ ra lệnh cho một thương gia Mỹ gốc Đài Loan dỡ bỏ một bức tranh cổ vũ cho độc lập của Đài Loan và Tây Tạng. Yêu cầu này đã bị thị trưởng Julie Manning bác bỏ.
Bức tranh ở thành phố Corvallis miêu tả Đài Loan như một ngọn đuốc của tự do và vẽ cảnh công an Trung Quốc đánh đập những người Tây Tạng biểu tình và những nhà sư Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.
Ông David Lin, một thương gia từ Đài Loan di cư tới Mỹ hồi thập niên 1970, cho biết tháng trước ông đã mướn họa sĩ vẽ bức tranh cao 3 mét dài 30 mét trên bức tường của một tòa nhà mà ông làm chủ ở trung tâm thành phố để bày tỏ sự ủng hộ cho Tây Tạng.
Ông Lin nói: "Tôi cảm thấy rất bất bình về cách đối xử của Trung Quốc đối với người Tây Tạng và chúng ta không thể làm ngơ. Tôi nghĩ rằng mọi người trên thế giới cần chú ý tới việc này. Đây là một vụ chà đạp nhân quyền thuộc loại siêu đẳng ở Tây Tạng."
Trong một văn thư hồi tháng trước, tòa lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco đã yêu cầu các nhà lãnh đạo thành phố Corvallis thực hiện điều mà họ gọi là “những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những hành động cổ xúy cho độc lập của Tây Tạng và độc lập của Đài Loan” ở Corvallis.
Tuy nhiên Thị trưởng Corvallis, bà Julie Manning, đã bác bỏ yêu cầu đó. Bà nói rằng “sự diễn đạt nghệ thuật” thuộc phạm vi tự do ngôn luận được hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ.
Bà Manning cho biết: "Bức tranh này là ngôn luận được bảo vệ dựa theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ. Không có luật lệ nào bị vi phạm. Đây là một tòa nhà do tư nhân làm chủ và tôi không biết là chính quyền địa phương có quyền hành gì để làm gì hay nói gì về việc này."
Bà Manning cho biết bà cảm thấy ngạc nhiên về việc bức tranh của ông Lin, ở một thành phố nhỏ với khoảng 54.000 dân, lại thu hút sự chú ý của chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng bênh vực cho hành vi can thiệp của tòa lãnh sự Trung Quốc.
Ông Hồng nói: "Tôi nghĩ rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc có trách nhiệm trình bày với thế giới bên ngoài và với nhân dân các nước khác trên thế giới về lập trường của Trung Quốc đối với các vấn đề trọng đại."
Ông Hồng nói thêm như sau về lập trường của Bắc Kinh đối với các vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Ông Hồng nói tiếp: "Lập trường của Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan tới Đài Loan và Tây Tạng là rõ ràng và trước sau như một. Chúng tôi phản đối những hoạt động chia cắt đất nước của phe Đài Độc và phe Tạng Độc của bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào trên trường quốc tế. Chúng tôi cũng hy vọng mọi nước trên thế giới không cung cấp nơi chốn cho những hoạt động như vậy."
Trung Quốc theo chủ nghĩa Cộng Sản xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và tuyên bố có chủ quyền đối với đảo quốc tự trị này từ khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1949.
Lá thư ngày 8 tháng 8 của tòa lãnh sự Trung Quốc nói rằng “Chỉ có một nước Trung Quốc trên thế giới và cả Tây Tạng lẫn Đài Loan đều là một phần của Trung Quốc; và đó là một sự thật được Hoa Kỳ và hầu hết các nước khác trên thế giới công nhận.”
Tại thành phố Corvallis, ông David Lin nói rằng ông cảm thấy không thoải mái trước áp lực mà Trung Quốc đang gây ra cho ông và chính quyền thành phố. Nhưng ông nói rằng không có áp lực nào có thể làm cho ông tháo dỡ bức tranh.
Ông Lin nói: "Người họa sĩ vẽ bức tranh cảm thấy lo sợ. Và tôi cũng vậy. Chúng tôi không phải là những người dũng cảm. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi sẽ giữ vững lập trường của mình. Tôi sẽ không gỡ bỏ bức tranh này trong bất kỳ tình huống nào."
Vụ việc nêu bật sự lo ngại ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với các vấn đề ở Tây Tạng, nơi mà những mối căng thẳng đã tăng mạnh sau một làn sóng biểu tình và tự thiêu của những người chống lại ách cai trị của Trung Quốc.
Hơn 50 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009 trong lúc dân chúng ở đây mỗi ngày một bất mãn hơn đối với điều mà họ cho là những sự hạn chế mà chính phủ Trung Quốc áp đặt lên tôn giáo và văn hóa của họ. Bắc Kinh phủ nhận các cáo giác này.
Bức tranh ở thành phố Corvallis miêu tả Đài Loan như một ngọn đuốc của tự do và vẽ cảnh công an Trung Quốc đánh đập những người Tây Tạng biểu tình và những nhà sư Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.
Ông David Lin, một thương gia từ Đài Loan di cư tới Mỹ hồi thập niên 1970, cho biết tháng trước ông đã mướn họa sĩ vẽ bức tranh cao 3 mét dài 30 mét trên bức tường của một tòa nhà mà ông làm chủ ở trung tâm thành phố để bày tỏ sự ủng hộ cho Tây Tạng.
Ông Lin nói: "Tôi cảm thấy rất bất bình về cách đối xử của Trung Quốc đối với người Tây Tạng và chúng ta không thể làm ngơ. Tôi nghĩ rằng mọi người trên thế giới cần chú ý tới việc này. Đây là một vụ chà đạp nhân quyền thuộc loại siêu đẳng ở Tây Tạng."
Trong một văn thư hồi tháng trước, tòa lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco đã yêu cầu các nhà lãnh đạo thành phố Corvallis thực hiện điều mà họ gọi là “những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những hành động cổ xúy cho độc lập của Tây Tạng và độc lập của Đài Loan” ở Corvallis.
Tuy nhiên Thị trưởng Corvallis, bà Julie Manning, đã bác bỏ yêu cầu đó. Bà nói rằng “sự diễn đạt nghệ thuật” thuộc phạm vi tự do ngôn luận được hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ.
Bà Manning cho biết: "Bức tranh này là ngôn luận được bảo vệ dựa theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ. Không có luật lệ nào bị vi phạm. Đây là một tòa nhà do tư nhân làm chủ và tôi không biết là chính quyền địa phương có quyền hành gì để làm gì hay nói gì về việc này."
Bà Manning cho biết bà cảm thấy ngạc nhiên về việc bức tranh của ông Lin, ở một thành phố nhỏ với khoảng 54.000 dân, lại thu hút sự chú ý của chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng bênh vực cho hành vi can thiệp của tòa lãnh sự Trung Quốc.
Ông Hồng nói: "Tôi nghĩ rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc có trách nhiệm trình bày với thế giới bên ngoài và với nhân dân các nước khác trên thế giới về lập trường của Trung Quốc đối với các vấn đề trọng đại."
Ông Hồng nói thêm như sau về lập trường của Bắc Kinh đối với các vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Ông Hồng nói tiếp: "Lập trường của Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan tới Đài Loan và Tây Tạng là rõ ràng và trước sau như một. Chúng tôi phản đối những hoạt động chia cắt đất nước của phe Đài Độc và phe Tạng Độc của bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào trên trường quốc tế. Chúng tôi cũng hy vọng mọi nước trên thế giới không cung cấp nơi chốn cho những hoạt động như vậy."
Trung Quốc theo chủ nghĩa Cộng Sản xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và tuyên bố có chủ quyền đối với đảo quốc tự trị này từ khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1949.
Lá thư ngày 8 tháng 8 của tòa lãnh sự Trung Quốc nói rằng “Chỉ có một nước Trung Quốc trên thế giới và cả Tây Tạng lẫn Đài Loan đều là một phần của Trung Quốc; và đó là một sự thật được Hoa Kỳ và hầu hết các nước khác trên thế giới công nhận.”
Tại thành phố Corvallis, ông David Lin nói rằng ông cảm thấy không thoải mái trước áp lực mà Trung Quốc đang gây ra cho ông và chính quyền thành phố. Nhưng ông nói rằng không có áp lực nào có thể làm cho ông tháo dỡ bức tranh.
Ông Lin nói: "Người họa sĩ vẽ bức tranh cảm thấy lo sợ. Và tôi cũng vậy. Chúng tôi không phải là những người dũng cảm. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi sẽ giữ vững lập trường của mình. Tôi sẽ không gỡ bỏ bức tranh này trong bất kỳ tình huống nào."
Vụ việc nêu bật sự lo ngại ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với các vấn đề ở Tây Tạng, nơi mà những mối căng thẳng đã tăng mạnh sau một làn sóng biểu tình và tự thiêu của những người chống lại ách cai trị của Trung Quốc.
Hơn 50 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009 trong lúc dân chúng ở đây mỗi ngày một bất mãn hơn đối với điều mà họ cho là những sự hạn chế mà chính phủ Trung Quốc áp đặt lên tôn giáo và văn hóa của họ. Bắc Kinh phủ nhận các cáo giác này.