Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam
Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt NamLuật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013
Chương 1: gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2: quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải.
Chương 3: quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải.
Chương 4: dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển.
Chương 5: quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.
Chương 6: Quy định về xử lý vi phạm và biện pháp ngăn chặn.
Trong một thông cáo, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nhấn mạnh rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) cùng các vùng biển lân cận trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Bà Doanh nói: ‘Bất kỳ tuyên bố nào của bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ hành động nào của bất kỳ quốc gia nào về chủ quyền lãnh thổ đối với các quần đảo và vùng biển đó đều là trái pháp luật và không có giá trị’.
Nữ phát ngôn viên này tuyên bố Bắc Kinh ‘hết sức quan ngại về tác động tiêu cực của việc thực thi luật biển’ của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước tuyên bố mới nhất của Bắc Kinh.
Hôm 31/12, báo chí trong nước đưa tin, Luật biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều có hiệu lực từ ngày 1/1.
Luật này nhấn mạnh rằng quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, và rằng mọi cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Luật biển Việt Nam cũng khẳng định ‘chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế’.
Nguồn: Xinhua, Global Times