Đường dẫn truy cập

Trung Quốc: mối lo lớn nhất của người Việt


60% những người được hỏi tại Việt Nam cho biết họ ‘hết sức lo ngại’ về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trong khi 56% số người được khảo sát ở Philippines cũng cho đáp án tương tự.
60% những người được hỏi tại Việt Nam cho biết họ ‘hết sức lo ngại’ về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trong khi 56% số người được khảo sát ở Philippines cũng cho đáp án tương tự.
please wait

No media source currently available

0:00 0:04:59 0:00
Tải xuống

Hầu hết người dân Việt Nam ‘cực kỳ quan ngại’ về Trung Quốc và các tranh chấp chủ quyền với nước này ở Biển Đông, theo khảo sát từ một trung tâm nghiên cứu toàn cầu.

Qua kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Mỹ công bố hôm 14/7, tại Việt Nam, 60% những người được hỏi cho biết họ ‘hết sức lo ngại’ về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trong khi 56% số người được khảo sát ở Philippines cũng cho đáp án tương tự.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 năm nay tại Việt Nam và từ ngày 13/4 đến 28/4 tại Philippines với 1 ngàn người được hỏi ý kiến ở cả hai nước.

Thanh Phong, một người trẻ ở Đà Lạt thường xuyên theo dõi thông tin qua các trang mạng xã hội, nói với VOA Việt ngữ lòng tin của người dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội đối với Trung Quốc đã xuống tới mức thấp nhất, nếu không muốn nói là chạm đáy:

“Cứ nói ‘16 chữ vàng-4 tốt’ và ‘môi hở răng lạnh’ nhưng từ xưa tới giờ họ chỉ lăm le xâm chiếm Việt Nam thôi. Từ người trẻ tới người già, ngay cả con nít bây giờ đều ghét Trung Quốc. Nếu cho con nít đồ chơi mà nói là đồ chơi Trung Quốc, nó không lấy. Chỉ cần nghe tới Trung Quốc thôi thì ngay cả em bé cũng đã không thích rồi.”

Anh Phong nói ngoài lòng tin với đất nước Trung Quốc sụt giảm, tình cảm của người Việt Nam đối với dân Trung Quốc cũng rạn nứt tới mức xấu nhất không chỉ vì các chính sách chủ quyền ‘hung hăng’ của nước này, mà còn vì rất nhiều yếu tố ‘mất uy tín’ khác của người láng giềng khổng lồ: từ hàng hóa kém chất lượng đến thực phẩm độc hại, làm ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống kinh tế-xã hội của người dân Việt Nam.

“Có cảm giác như là có ác cảm với người Trung Quốc luôn. Những năm gần đây, người Trung Quốc qua Việt Nam làm việc, họ có thái độ rất là kỳ cục. Cho nên, giờ người Việt cũng không thích người Trung Quốc mấy nữa. Hiện nay càng lúc càng đi xuống, xuống tới mức rất thấp. Hồi trước không đến nỗi người ta kỳ thị Trung Quốc, nhưng vài năm gần đây, các vấn đề từ thực phẩm đến nguy cơ bị xâm lược khiến người ta càng lúc càng kỳ thị người Trung Quốc nhiều hơn. Người ta vừa sợ, vừa kỳ thị.”

Vẫn theo kết quả thăm dò của Pew, Hoa Kỳ quốc gia bị xem là cựu thù với Việt Nam thời chiến tranh thập niên 60 và 70, nay dẫn đầu danh sách các nước bạn đáng tin cậy đối với người Việt giữa lúc dân chúng tại 8 trong số 11 nước Châu Á được khảo sát cũng chọn Hoa Kỳ là đối tác quốc tế hạng nhất.

Thanh Phong nói khái niệm xem Mỹ là cựu thù, nếu có, chỉ đối với những người cộng sản mà thôi. Bạn trẻ này cho rằng kết quả khảo sát phản ánh đúng thực tế rằng trong ánh mắt người dân Việt Nam, Mỹ là người bạn đáng gần nhất cho dù quá khứ đã cho người Việt một kinh nghiệm ‘đau đớn’ với Mỹ từ cuộc chiến cách đây 40 năm.

“Đại đa số người Việt, kể cả người cộng sản, muốn đi theo Mỹ. Nếu nói Mỹ là ‘cựu thù’ của Việt Nam thì chỉ là ‘cựu thù’ với giới cộng sản thôi. Theo dõi trên mạng xã hội, em thấy những người thuộc giai cấp thống trị, con ông cháu cha, những người có lợi ích trong chính phủ thì họ ủng hộ Trung Quốc. Họ ủng hộ nhưng chỉ ngoài mặt thôi, chứ trong thâm tâm thì tất cả đều muốn ngã sang Mỹ và muốn Mỹ hợp tác. Mặc dù hồi xưa miền Nam Việt Nam bại trận cũng là do các nước lớn người ta bắt tay với nhau, nhưng hiện giờ nếu được chọn lựa thì đa số người Việt sẽ ủng hộ Mỹ hơn để cân bằng về chính trị-quân sự vì trong khu vực không có nước nào đối lại Trung Quốc bằng Mỹ. Vì đồng minh của Mỹ hiện rất rộng lớn, trên khắp khu vực luôn, và Mỹ có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới luôn.’

Hoa Kỳ, quốc gia có hiệp ước quân sự với Philippines, đang xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam về nhiều mặt trong chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’ để cân bằng lực lượng trước sự ‘giương oai diễu võ’ của Trung Quốc với các chính sách chủ quyền lấn lướt ở Biển Đông.

Phó Thủ tướng Trung Quốc thăm Việt Nam
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:17 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG