Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thành phố St. Petersburg của Nga để dự hội nghị thượng đỉnh của khối G 20, và trong lúc hầu hết các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị bị chia trí vì vấn đề Syria, ông Tập Cận Bình đã chú tâm vào vấn đề thương mại. Thông tín viên VOA James Brooke tường thuật từ địa điểm hội nghị.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc trông giống như chính sách năng lượng của họ khi Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ ký kết một hợp đồng lớn về cung ứng khí đốt ở Nga hôm thứ Năm.
Đại công ty khí đốt Gazprom của Nga và Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký kết những điều khoản cơ bản của một hợp đồng dài hạn, theo đó Nga sẽ bán cho Trung Quốc ít nhất 38 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm.
Trong khuôn khổ của dự án này, Nga sẽ xây dựng một đường ống mới để dẫn khí đốt sang Trung Quốc vào năm 2018.
Đại sứ Trung Quốc tại Nga, ông Lý Huy, cho báo chí biết rằng những dự án lớn này có thể giúp đôi bên đạt được chỉ tiêu nâng kim ngạch mậu dịch song phương lên mức 100 tỉ đô la vào năm 2015 và 200 tỉ đô la vào năm 2020.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông cho biết hiệp định cung ứng khí đốt này là một trong 50 dự án chung mà hai nước đã ký kết kể từ khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hồi tháng 3 ở Moskova.
Lần này hai ông gặp nhau ở St. Petersburg, nơi ông Putin chủ trì hội nghị thượng đỉnh hàng năm của khối G 20.
Tại hội nghị này, Thứ trưởng Tài chánh Trung Quốc Chu Quang Diệu đã cảnh báo về những hậu quả kinh tế của việc Hoa Kỳ tấn công Syria để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chính phủ Syria giết chết hơn 1.400 thường dân.
Ông Chu Quang Diệu nói rằng hành động quân sự sẽ làm cho giá dầu tăng mạnh và gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu.
Theo dự báo của các chuyên gia, năm nay Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến Nga sau khi đi thăm Turkmenistan. Tại đây, ông đã tham dự lễ khánh thành một nhà máy khí đốt tại khu vực khai thác khí đốt nằm gần biên giới Afghanistan.
Trung Quốc đã cho Turkmenistan vay 8 tỉ đô la để khai thác khu vực này. Khu vực rộng lớn này sẽ giúp Turkmenistan tăng gấp ba lượng khí đốt bán cho Trung Quốc vào năm 2020.
Bắc Kinh cũng đã tài trợ cho dự án xây một đường ống dài 1.800 kilo mét để đưa khí đốt tới Trung Quốc thông qua Uzbekistan và Kazakhstan. Nhờ vào đường ống này mà giờ đây Turkmenistan đã trở thành nước cung ứng khí đốt nhiều nhất cho Trung Quốc.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc trông giống như chính sách năng lượng của họ khi Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự lễ ký kết một hợp đồng lớn về cung ứng khí đốt ở Nga hôm thứ Năm.
Đại công ty khí đốt Gazprom của Nga và Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký kết những điều khoản cơ bản của một hợp đồng dài hạn, theo đó Nga sẽ bán cho Trung Quốc ít nhất 38 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm.
Trong khuôn khổ của dự án này, Nga sẽ xây dựng một đường ống mới để dẫn khí đốt sang Trung Quốc vào năm 2018.
Đại sứ Trung Quốc tại Nga, ông Lý Huy, cho báo chí biết rằng những dự án lớn này có thể giúp đôi bên đạt được chỉ tiêu nâng kim ngạch mậu dịch song phương lên mức 100 tỉ đô la vào năm 2015 và 200 tỉ đô la vào năm 2020.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông cho biết hiệp định cung ứng khí đốt này là một trong 50 dự án chung mà hai nước đã ký kết kể từ khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hồi tháng 3 ở Moskova.
Lần này hai ông gặp nhau ở St. Petersburg, nơi ông Putin chủ trì hội nghị thượng đỉnh hàng năm của khối G 20.
Tại hội nghị này, Thứ trưởng Tài chánh Trung Quốc Chu Quang Diệu đã cảnh báo về những hậu quả kinh tế của việc Hoa Kỳ tấn công Syria để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chính phủ Syria giết chết hơn 1.400 thường dân.
Ông Chu Quang Diệu nói rằng hành động quân sự sẽ làm cho giá dầu tăng mạnh và gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu.
Theo dự báo của các chuyên gia, năm nay Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến Nga sau khi đi thăm Turkmenistan. Tại đây, ông đã tham dự lễ khánh thành một nhà máy khí đốt tại khu vực khai thác khí đốt nằm gần biên giới Afghanistan.
Trung Quốc đã cho Turkmenistan vay 8 tỉ đô la để khai thác khu vực này. Khu vực rộng lớn này sẽ giúp Turkmenistan tăng gấp ba lượng khí đốt bán cho Trung Quốc vào năm 2020.
Bắc Kinh cũng đã tài trợ cho dự án xây một đường ống dài 1.800 kilo mét để đưa khí đốt tới Trung Quốc thông qua Uzbekistan và Kazakhstan. Nhờ vào đường ống này mà giờ đây Turkmenistan đã trở thành nước cung ứng khí đốt nhiều nhất cho Trung Quốc.