Chủ tịch nước Trung Quốc kêu gọi các nước Đông Nam Á cùng Bắc Kinh theo đuổi các biện pháp ôn hòa để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Phát biểu nhân chuyến công du 2 ngày tới Indonesia hôm 3/10, ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc và ASEAN nên xử lý vấn đề thông qua các cuộc đối thoại bình đẳng và thương lượng hữu nghị để bảo đảm các quan hệ song phương và ổn định khu vực.
Ông Tập nhấn mạnh Bắc Kinh muốn cùng các nước ASEAN xây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn và một cộng đồng chung vận mệnh.
Trong bài diễn văn trước các nhà lập pháp Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với ASEAN để đảm bảo là láng giềng, bằng hữu, và đối tác tốt của nhau.
Vì mục tiêu đó, lãnh đạo Trung Quốc đưa ra đề nghị 5 điểm. Thứ nhất, đôi bên nên xây dựng lòng tin chính trị và chiến lược cũng như tôn trọng lẫn nhau. Thứ hai, cùng bắt tay vì một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Thứ ba, Trung Quốc và ASEAN nên đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Thứ tư, hai bên nên củng cố sự hiểu biết và hữu nghị để tăng cường sự hỗ trợ xã hội cho các mối bang giao. Và cuối cùng, đôi bên nên hoan nghênh các nước ngoài khu vực đóng vai trò xây dựng cho sự phát triển và ổn định của khu vực.
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc hoàn toàn cam kết theo đuổi con đường phát triển ôn hòa.
Ông nói một nước Trung Quốc mạnh hơn không đề ra các mối đe dọa, mà ngược lại, sẽ mang đến các cơ hội phát triển cho Châu Á và thế giới.
Về các tranh chấp, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống nước chủ nhà Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono, nhất trí rằng quốc gia trong khu vực có nghĩa vụ chung duy trì hòa bình và an ninh Biển Đông.
Lãnh đạo của hai nước đồng ý cùng làm việc hướng tới chung cuộc thông qua một bộ quy tắc ứng xử, theo tiêu chí và tinh thần của Tuyên bố Ứng xử Các bên ở Biển Đông.
Indonesia đã đứng ra làm điều giải trung gian giữa ASEAN với Trung Quốc trong căng thẳng Biển Đông và cũng từng chỉ trích Bắc Kinh là không thể hiện sự tự chế hơn nữa trong cuộc tranh chấp.
Các nhà phân tích cho rằng chuyến công du Đông Nam Á của ông Tập Cận Bình, sau khi Tổng thống Mỹ cắt ngắn chuyến thăm Châu Á vì vụ chính phủ đóng cửa, là một đòn đối với chính sách chuyển trọng tâm về Châu Á của Hoa Kỳ.
Thứ ba tuần tới, Indonesia sẽ tổ chức thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 tại Bali.
Trong số lãnh đạo các nước tham dự hội nghị này có Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Nguồn: Xinhua, RT News, AFP, Bloomberg News
Phát biểu nhân chuyến công du 2 ngày tới Indonesia hôm 3/10, ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc và ASEAN nên xử lý vấn đề thông qua các cuộc đối thoại bình đẳng và thương lượng hữu nghị để bảo đảm các quan hệ song phương và ổn định khu vực.
Ông Tập nhấn mạnh Bắc Kinh muốn cùng các nước ASEAN xây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn và một cộng đồng chung vận mệnh.
Trong bài diễn văn trước các nhà lập pháp Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với ASEAN để đảm bảo là láng giềng, bằng hữu, và đối tác tốt của nhau.
Vì mục tiêu đó, lãnh đạo Trung Quốc đưa ra đề nghị 5 điểm. Thứ nhất, đôi bên nên xây dựng lòng tin chính trị và chiến lược cũng như tôn trọng lẫn nhau. Thứ hai, cùng bắt tay vì một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Thứ ba, Trung Quốc và ASEAN nên đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Thứ tư, hai bên nên củng cố sự hiểu biết và hữu nghị để tăng cường sự hỗ trợ xã hội cho các mối bang giao. Và cuối cùng, đôi bên nên hoan nghênh các nước ngoài khu vực đóng vai trò xây dựng cho sự phát triển và ổn định của khu vực.
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc hoàn toàn cam kết theo đuổi con đường phát triển ôn hòa.
Ông nói một nước Trung Quốc mạnh hơn không đề ra các mối đe dọa, mà ngược lại, sẽ mang đến các cơ hội phát triển cho Châu Á và thế giới.
Về các tranh chấp, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống nước chủ nhà Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono, nhất trí rằng quốc gia trong khu vực có nghĩa vụ chung duy trì hòa bình và an ninh Biển Đông.
Lãnh đạo của hai nước đồng ý cùng làm việc hướng tới chung cuộc thông qua một bộ quy tắc ứng xử, theo tiêu chí và tinh thần của Tuyên bố Ứng xử Các bên ở Biển Đông.
Indonesia đã đứng ra làm điều giải trung gian giữa ASEAN với Trung Quốc trong căng thẳng Biển Đông và cũng từng chỉ trích Bắc Kinh là không thể hiện sự tự chế hơn nữa trong cuộc tranh chấp.
Các nhà phân tích cho rằng chuyến công du Đông Nam Á của ông Tập Cận Bình, sau khi Tổng thống Mỹ cắt ngắn chuyến thăm Châu Á vì vụ chính phủ đóng cửa, là một đòn đối với chính sách chuyển trọng tâm về Châu Á của Hoa Kỳ.
Thứ ba tuần tới, Indonesia sẽ tổ chức thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 tại Bali.
Trong số lãnh đạo các nước tham dự hội nghị này có Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Nguồn: Xinhua, RT News, AFP, Bloomberg News