KATHMANDU —
Trong vài năm gần đây Nepal đã ra sức tăng cường các mối quan hệ vốn đã chặt chẽ với Trung Quốc – một hành động mà theo một số các nhà phân tích là có mục đích giảm bớt sự lệ thuộc vào viện trợ và đầu tư của Ấn Độ.
Bên trong bệnh viện lớn có tới 132 giường ở thủ đô của Nepal, các bệnh nhân được chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh rối loạn đường tiêu hóa cho tới bệnh tim. Đây là những dịch vụ thiết yếu ở một quốc gia đứng hàng thứ 157 trên thế giới trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về chỉ số phát triển con người.
Bệnh viện Công chức, chữa trị cho 86.000 ngàn nhân viên chính phủ Nepal và công chúng, do chính phủ Trung Quốc xây dựng và được khánh thành vào năm 2009.
Bác sĩ Bimal Kumar Thapa, Giám đốc Bệnh viện Công chức, cho biết sự trợ giúp của Trung Quốc không dừng lại với việc hoàn tất công trình xây cất. Ông nói:
"Họ sẽ huấn luyện cho nhân viên, bác sĩ và cán sự của chúng tôi và họ sẽ chuyển giao kỹ năng và công nghệ cho Nepal thông qua bệnh viện này và nhờ đó mà chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ mỗi ngày một tốt hơn."
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Nepal đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2011, và quốc gia có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới này đã cung cấp kinh phí cho nhiều dự án ở Nepal, từ đường sá cho tới thủy điện.
Ông Kunda Dixit, biên tập viên tờ Nepali Times, nói rằng sẽ là một điều kỳ quặc nếu một lân bang của Trung Quốc xảy ra tình trạng sút giảm đầu tư trong lúc đầu tư của Trung Quốc đang gia tăng tại tất cả mọi nơi trên thế giới. Ông nói thêm rằng Nepal cũng muốn thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào Ấn Độ, đối tác thương mại hàng đầu của Nepal:
"Về phương diện địa chính trị, các chính phủ nối tiếp nhau ở Nepal đã cố gắng hết sức để tiến gần hơn với Trung Quốc nhằm tìm cách làm giảm bớt sự lệ thuộc quá độ vào Ấn Độ trong các lãnh vực chính trị và kinh tế."
Bằng chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc với Nepal cũng có thể được tìm thấy trong hệ thống giáo dục Nepal, trong đó có hơn 60 trường dùng tiếng Hoa để giảng dạy các môn học cho các em học sinh -- có em chỉ mới 7 tuổi.
Trường Trung học Valley View ở Kathmandu đã bắt đầu mở các lớp học giảng dạy bằng tiếng Hoa cách nay 5 năm.
Hiệu trưởng Dev Raj Paneru nói rằng sự giảng dạy như vậy là rất cần thiết vì ngày càng có nhiều học sinh sinh viên Nepal và du khách Trung Quốc qua lại biên giới giữa hai nước. Ông nói:
"Học sinh, sinh viên Nepal muốn tới Trung Quốc để học thêm trong các ngành kỹ thuật, và ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy là sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trên thị trường Nepal đã gia tăng rất nhiều."
Ông Vạn Hải Lộ là một giáo viên Trung Quốc từ ngoại ô Bắc Kinh đến Kathmandu cách nay hai năm để dạy học trong một chương trình do đại sứ quán Trung Quốc lập ra. Ông cho biết:
"Tôi nghĩ rằng vì Trung Quốc đã phát triển nên nhiều người Nepal muốn học tiếng Hoa. Vì vậy tôi tới Nepal dạy học và tôi nghĩ rằng đây là một việc có lợi cho cả đôi bên."
Đối với nhiều người ở quốc gia có 30 triệu dân trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, mối hy vọng của họ là sự cạnh tranh giữa hai lân bang khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp cho Nepal được hưởng nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai.
Bên trong bệnh viện lớn có tới 132 giường ở thủ đô của Nepal, các bệnh nhân được chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh rối loạn đường tiêu hóa cho tới bệnh tim. Đây là những dịch vụ thiết yếu ở một quốc gia đứng hàng thứ 157 trên thế giới trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về chỉ số phát triển con người.
Bệnh viện Công chức, chữa trị cho 86.000 ngàn nhân viên chính phủ Nepal và công chúng, do chính phủ Trung Quốc xây dựng và được khánh thành vào năm 2009.
Bác sĩ Bimal Kumar Thapa, Giám đốc Bệnh viện Công chức, cho biết sự trợ giúp của Trung Quốc không dừng lại với việc hoàn tất công trình xây cất. Ông nói:
"Họ sẽ huấn luyện cho nhân viên, bác sĩ và cán sự của chúng tôi và họ sẽ chuyển giao kỹ năng và công nghệ cho Nepal thông qua bệnh viện này và nhờ đó mà chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ mỗi ngày một tốt hơn."
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Nepal đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2011, và quốc gia có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới này đã cung cấp kinh phí cho nhiều dự án ở Nepal, từ đường sá cho tới thủy điện.
Ông Kunda Dixit, biên tập viên tờ Nepali Times, nói rằng sẽ là một điều kỳ quặc nếu một lân bang của Trung Quốc xảy ra tình trạng sút giảm đầu tư trong lúc đầu tư của Trung Quốc đang gia tăng tại tất cả mọi nơi trên thế giới. Ông nói thêm rằng Nepal cũng muốn thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào Ấn Độ, đối tác thương mại hàng đầu của Nepal:
"Về phương diện địa chính trị, các chính phủ nối tiếp nhau ở Nepal đã cố gắng hết sức để tiến gần hơn với Trung Quốc nhằm tìm cách làm giảm bớt sự lệ thuộc quá độ vào Ấn Độ trong các lãnh vực chính trị và kinh tế."
Bằng chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc với Nepal cũng có thể được tìm thấy trong hệ thống giáo dục Nepal, trong đó có hơn 60 trường dùng tiếng Hoa để giảng dạy các môn học cho các em học sinh -- có em chỉ mới 7 tuổi.
Trường Trung học Valley View ở Kathmandu đã bắt đầu mở các lớp học giảng dạy bằng tiếng Hoa cách nay 5 năm.
Hiệu trưởng Dev Raj Paneru nói rằng sự giảng dạy như vậy là rất cần thiết vì ngày càng có nhiều học sinh sinh viên Nepal và du khách Trung Quốc qua lại biên giới giữa hai nước. Ông nói:
"Học sinh, sinh viên Nepal muốn tới Trung Quốc để học thêm trong các ngành kỹ thuật, và ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy là sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trên thị trường Nepal đã gia tăng rất nhiều."
Ông Vạn Hải Lộ là một giáo viên Trung Quốc từ ngoại ô Bắc Kinh đến Kathmandu cách nay hai năm để dạy học trong một chương trình do đại sứ quán Trung Quốc lập ra. Ông cho biết:
"Tôi nghĩ rằng vì Trung Quốc đã phát triển nên nhiều người Nepal muốn học tiếng Hoa. Vì vậy tôi tới Nepal dạy học và tôi nghĩ rằng đây là một việc có lợi cho cả đôi bên."
Đối với nhiều người ở quốc gia có 30 triệu dân trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, mối hy vọng của họ là sự cạnh tranh giữa hai lân bang khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp cho Nepal được hưởng nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai.