BẮC KINH —
Trung Quốc hối thúc giới hữu trách Malaysia cải thiện sự phối hợp những nỗ lực để tìm kiếm chuyến bay MH370 bị mất tích và phổ biến thông tin một cách nhanh chóng hơn. Và trong khi cuộc tìm kiếm bước sang ngày thứ 10, Malaysia yêu cầu Australia dẫn đầu cuộc tìm kiếm trong vùng Ấn Độ dương. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide của đài VOA có bài tường thuật chi tiết sau đây.
Trong lúc con số các nước tham gia cuộc tìm kiếm tăng lên tới 26 nước và trọng tâm của những nỗ lực đang chuyển tới khu vực vòng cung ở mạn bắc và mạn nam của vùng biển phía tây bán đảo Mã Lai, Trung Quốc lại nêu lên những mối quan tâm về tình trạng thiếu thông tin về cuộc điều tra.
Tại cuộc họp báo thường lệ ở Bắc Kinh ngày hôm nay, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa hối thúc Malaysia cung cấp thêm thông tin về những nỗ lực tìm kiếm.
Ông Hồng nói rằng vì phạm vi của cuộc tìm kiếm giờ đây đã được nới rộng và mức độ khó khăn tăng cao hơn trước, Trung Quốc hy vọng Malaysia cung cấp thông tin đầy đủ cho các nước tham dự và cải thiện sự phối hợp các nỗ lực tìm kiếm.
Hơn 150 người trong số 239 người trên chiếc máy bay Boeing 777 đó là người Trung Quốc.
Hôm nay, tờ China Daily do nhà nước Trung Quốc điều hành tố cáo rằng những thông tin có tính chất manh mún và mâu thuẫn nhau mà Malaysia đưa ra đã làm cho việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn và làm cho vụ việc này càng trở nên bí ẩn hơn nữa.
Trong khi đó, một bài bình luận trên tờ South China Morning Post ở Hồng Kông nêu lên câu hỏi: “Malaysia có xứng đáng để dẫn đầu cuộc tìm kiếm được mở rộng hay không?” Trong bài bình luận này, tổng biên tập Vương Hướng Vĩ gợi ý là đã tới lúc Bắc Kinh đảm nhận vai trò cầm đầu hoạt động tìm kiếm. Ông Vương nói thêm rằng Bắc Kinh nên dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép đòi các nước hợp tác chặt chẽ hơn để tìm ra giải đáp cho vụ việc bí ẩn này.
Tuy nhiên, khi được hõi về chọn lựa đó tại cuộc họp báo hôm nay, ông Hồng Lỗi nói rõ là Malaysia vẫn là nước đảm nhiệm vai trò lãnh đạo.
Giới hữu trách Malaysia cho biết chiếc máy bay chở khách bị biệt tích có thể ở trong hai hành lang phi hành, dựa trên những dữ liệu theo dõi mà vệ tinh đã nhận được trong gần 8 giờ đồng hồ sau khi máy bay cất cánh. Một hành lang chạy dài lên hướng bắc, băng qua 11 nước kể cả Trung Quốc và tới mãi Kazakhstan ở Trung Á. Hành lang kia chạy về hướng nam, qua Indonesia và tới vùng biển nằm sâu ở phía nam của Ấn Độ dương.
Giới hữu trách ở Pakistan và Ấn Độ cho biết ra đa dọc theo biên giới của họ không phát giác chiếc máy bay. Tuy vậy, một số chuyên gia nói rằng nếu chiếc máy bay quả thật đã bay lên miền bắc để tới Trung Á, nó có thể bay qua Miến Điện và cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn và có thể bay qua không phận Trung Quốc. Hiện chưa rõ giới hữu trách Trung Quốc phát giác những gì trong cuộc duyệt xét các thông tin ra đa của họ.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói rằng Malaysia đã yêu cầu Trung Quốc chia sẻ những thông tin đó và Bắc Kinh cũng đã chú ý tới những phát biểu của các nước khác; và đối với tất cả những gì có ích cho cuộc tìm kiếm Trung Quốc sẽ sẵn lòng tiếp tục hợp tác.
Tại Bắc Kinh, thân nhân của những hành khách mất tích bày tỏ sự tức giận với tiến độ của cuộc tìm kiếm và những bước sai sót của giới hữu trách Malaysia.
Một người họ Ôn nói rằng nếu Malaysia sớm đưa ra những dữ liệu vệ tinh thì họ đã không mất thời giờ tìm kiếm ở mạn đông bán đảo Mã Lai.
Cũng như những thân nhân khác và những người bình luận trên mạng internet ở Trung Quốc, ông Oân tin rằng Malaysia đang dấu giếm thông tin.
Trong lúc phạm vi cuộc tìm kiếm được nới rộng, các nhà phân tích cho rằng kết quả của nỗ lực này tùy thuộc rất nhiều vào sự chia sẻ thông tin không những của Malaysia mà của tất cả các nước ở phía bắc và phía nam của nơi mà người ta nghĩ là chiếc máy bay đã bay qua.
Trong lúc con số các nước tham gia cuộc tìm kiếm tăng lên tới 26 nước và trọng tâm của những nỗ lực đang chuyển tới khu vực vòng cung ở mạn bắc và mạn nam của vùng biển phía tây bán đảo Mã Lai, Trung Quốc lại nêu lên những mối quan tâm về tình trạng thiếu thông tin về cuộc điều tra.
Tại cuộc họp báo thường lệ ở Bắc Kinh ngày hôm nay, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa hối thúc Malaysia cung cấp thêm thông tin về những nỗ lực tìm kiếm.
Ông Hồng nói rằng vì phạm vi của cuộc tìm kiếm giờ đây đã được nới rộng và mức độ khó khăn tăng cao hơn trước, Trung Quốc hy vọng Malaysia cung cấp thông tin đầy đủ cho các nước tham dự và cải thiện sự phối hợp các nỗ lực tìm kiếm.
Hơn 150 người trong số 239 người trên chiếc máy bay Boeing 777 đó là người Trung Quốc.
Hôm nay, tờ China Daily do nhà nước Trung Quốc điều hành tố cáo rằng những thông tin có tính chất manh mún và mâu thuẫn nhau mà Malaysia đưa ra đã làm cho việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn và làm cho vụ việc này càng trở nên bí ẩn hơn nữa.
Trong khi đó, một bài bình luận trên tờ South China Morning Post ở Hồng Kông nêu lên câu hỏi: “Malaysia có xứng đáng để dẫn đầu cuộc tìm kiếm được mở rộng hay không?” Trong bài bình luận này, tổng biên tập Vương Hướng Vĩ gợi ý là đã tới lúc Bắc Kinh đảm nhận vai trò cầm đầu hoạt động tìm kiếm. Ông Vương nói thêm rằng Bắc Kinh nên dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép đòi các nước hợp tác chặt chẽ hơn để tìm ra giải đáp cho vụ việc bí ẩn này.
Tuy nhiên, khi được hõi về chọn lựa đó tại cuộc họp báo hôm nay, ông Hồng Lỗi nói rõ là Malaysia vẫn là nước đảm nhiệm vai trò lãnh đạo.
Giới hữu trách Malaysia cho biết chiếc máy bay chở khách bị biệt tích có thể ở trong hai hành lang phi hành, dựa trên những dữ liệu theo dõi mà vệ tinh đã nhận được trong gần 8 giờ đồng hồ sau khi máy bay cất cánh. Một hành lang chạy dài lên hướng bắc, băng qua 11 nước kể cả Trung Quốc và tới mãi Kazakhstan ở Trung Á. Hành lang kia chạy về hướng nam, qua Indonesia và tới vùng biển nằm sâu ở phía nam của Ấn Độ dương.
Giới hữu trách ở Pakistan và Ấn Độ cho biết ra đa dọc theo biên giới của họ không phát giác chiếc máy bay. Tuy vậy, một số chuyên gia nói rằng nếu chiếc máy bay quả thật đã bay lên miền bắc để tới Trung Á, nó có thể bay qua Miến Điện và cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn và có thể bay qua không phận Trung Quốc. Hiện chưa rõ giới hữu trách Trung Quốc phát giác những gì trong cuộc duyệt xét các thông tin ra đa của họ.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói rằng Malaysia đã yêu cầu Trung Quốc chia sẻ những thông tin đó và Bắc Kinh cũng đã chú ý tới những phát biểu của các nước khác; và đối với tất cả những gì có ích cho cuộc tìm kiếm Trung Quốc sẽ sẵn lòng tiếp tục hợp tác.
Tại Bắc Kinh, thân nhân của những hành khách mất tích bày tỏ sự tức giận với tiến độ của cuộc tìm kiếm và những bước sai sót của giới hữu trách Malaysia.
Một người họ Ôn nói rằng nếu Malaysia sớm đưa ra những dữ liệu vệ tinh thì họ đã không mất thời giờ tìm kiếm ở mạn đông bán đảo Mã Lai.
Cũng như những thân nhân khác và những người bình luận trên mạng internet ở Trung Quốc, ông Oân tin rằng Malaysia đang dấu giếm thông tin.
Trong lúc phạm vi cuộc tìm kiếm được nới rộng, các nhà phân tích cho rằng kết quả của nỗ lực này tùy thuộc rất nhiều vào sự chia sẻ thông tin không những của Malaysia mà của tất cả các nước ở phía bắc và phía nam của nơi mà người ta nghĩ là chiếc máy bay đã bay qua.