Trung Quốc đang “tăng nhanh tốc độ” thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Ðông.
Hãng thông tấn IANS hôm nay đưa tin rằng việc Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, gọi tắt là CNOOC, mới đây mời thầu quốc tế hợp tác khai thác dầu khí ở 26 lô trên Biển Ðông rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đang tăng nhanh tốc độ thăm dò và khai thác tài nguyên trong vùng lãnh hải có những tranh chấp chủ quyền chồng chéo này.
Tờ Nhân dân Nhật báo mới đây nói rằng Trung Quốc vẫn giữa một thái độ thận trọng tương đối trong việc khai thác nguồn dầu khí có trữ lượng 55 tỉ tấn trong vùng Biển Ðông.
Nhật báo này nói rằng 5 nước ở quanh Biển Ðông là Việt Nam, Malaysia, Philippines Brunei và Indonesia đang duy trì tốc độ cao trong hoạt động khải thác dầu khí ở Biển Ðông.
Nhân dân Nhật báo giải thích rằng trong nỗ lực giải quyết những tranh chấp về khai thác dầu khí với các nước quanh Biển Ðông, chính phủ Trung Quốc luôn giữ vững nguyên tắc ‘Trung Quốc có chủ quyền,' nhưng các bên có thể gác lại tranh chấp để cùng nhau khai thác.
Báo này nói tiếp rằng “những diễn tiến hiện nay cho thấy các nước tranh chấp đã hiểu nguyên tắc này một cách khác đi”.
Nguồn: IANS, China Daily Online
Hãng thông tấn IANS hôm nay đưa tin rằng việc Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, gọi tắt là CNOOC, mới đây mời thầu quốc tế hợp tác khai thác dầu khí ở 26 lô trên Biển Ðông rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đang tăng nhanh tốc độ thăm dò và khai thác tài nguyên trong vùng lãnh hải có những tranh chấp chủ quyền chồng chéo này.
Tờ Nhân dân Nhật báo mới đây nói rằng Trung Quốc vẫn giữa một thái độ thận trọng tương đối trong việc khai thác nguồn dầu khí có trữ lượng 55 tỉ tấn trong vùng Biển Ðông.
Nhật báo này nói rằng 5 nước ở quanh Biển Ðông là Việt Nam, Malaysia, Philippines Brunei và Indonesia đang duy trì tốc độ cao trong hoạt động khải thác dầu khí ở Biển Ðông.
Nhân dân Nhật báo giải thích rằng trong nỗ lực giải quyết những tranh chấp về khai thác dầu khí với các nước quanh Biển Ðông, chính phủ Trung Quốc luôn giữ vững nguyên tắc ‘Trung Quốc có chủ quyền,' nhưng các bên có thể gác lại tranh chấp để cùng nhau khai thác.
Báo này nói tiếp rằng “những diễn tiến hiện nay cho thấy các nước tranh chấp đã hiểu nguyên tắc này một cách khác đi”.
Nguồn: IANS, China Daily Online