Đường dẫn truy cập

Trung Quốc đả kích chuyến đi Phi Châu của TT Obama


Tổng thống Barack Obama phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn tại Cung điện quốc gia ở Addis Ababa ngày 27/7/2015.
Tổng thống Barack Obama phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn tại Cung điện quốc gia ở Addis Ababa ngày 27/7/2015.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang chế nhạo động cơ những chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Barack Obama là lo ngại về ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Bắc Kinh ở châu lục này.

Ký giả Liu Zhun viết trong một bài xã luận đăng trên báo Anh ngữ Global Times ngày thứ hai rằng: Hoa Kỳ “rõ ràng thiếu một chính sách nhất quán về châu Phi” và coi Trung Quốc như một đối thủ tranh giành ảnh hưởng và các cơ hội kinh tế “thay vì một thế lực xây dựng khác đem lại phúc lợi cho vùng đất này.”

Ông Liu viết, “Hoa Kỳ từng là một thế lực bao trùm ở châu Phi. Nói rằng khối lượng giao thương giữa hai nước đã sụt giảm, ông kết luận rằng, “một sự thay đổi lập trường đã làm Hoa Kỳ lo ngại.”

Tân Hoa Xã cũng đả kích việc Hoa Kỳ tiếp xúc và khoe khoang các dự án của Mỹ, theo Associated Press. Tựa đề một bài trên mạng của thông tấn xã nhà nước Trung Quốc viết rằng, “Bất chấp kèn trống, các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ dành cho châu Phi không tạo được một sự khác biệt lớn nào,” khi đề cập đến chương trình 1 tỷ đôla mà ông Obama công bố sẽ viện trợ cho các doanh gia toàn cầu ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara.

Dự án Trang bị Điện khí cho châu Phi với kinh phí 7 tỷ đôla để cung cấp điện cho 50 triệu người Phi châu đã không đạt được mấy tiến bộ kể từ khi khai trương hồi tháng 6 năm 2013. Tân Hoa Xã tường thuật như vậy hôm thứ hai, viện dẫn một bài báo trước đó trên tờ Les Echos của Pháp.

Ảnh hưởng bành trướng

Đối tác thương mại lớn nhất châu Phi là Trung Quốc đã có các quan hệ với châu lục này từ nhiều thế kỷ và đã ráo riết cố gắng củng cố các quan hệ đó trong mấy năm vừa qua.

Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc – châu Phi họp lần đầu ở Bắc Kinh vào năm 2000, nay có 50 trong số 54 quốc gia làm thành viên. Kỳ họp thứ 6 dự kiến vào tháng 12 ở Nam Phi.

Cường quốc châu Á này đã tăng gấp đôi các cam kết tài chính của mình cho châu Phi tại ba cuộc họp hồi gần đây của diễn đàn và dự kiến sẽ thúc đẩy những cam kết này với "thêm một hạn mức tín dụng ấn tượng nữa," theo một báo cáo từ Chương trình Tăng trưởng châu Phi, một dự án của Viện Brookings ở Washington. Những cam kết của Trung Quốc tăng từ 5 tỉ đôla vào năm 2006 lên 10 tỉ đôla vào năm 2009 và 20 tỉ đôla vào năm 2012. Trung Quốc đã nới rộng hạn mức tín dụng của mình cho châu Phi thêm 10 tỉ đôla vào năm ngoái.

Mới tháng trước, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và những thực thể như Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc tổ chức một diễn đàn kéo dài hai ngày ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia về việc đẩy mạnh đầu tư "có trách nhiệm" và những mối quan hệ đối tác ở châu lục này. Ngành công nghiệp nhẹ được nêu ra là một trọng tâm đặc biệt," vì sự sẵn có của những nguồn lực địa phương và chi phí lao động tương đối thấp," trang web của Ngân hàng Thế giới cho biết.

Trang web của diễn đàn nhấn mạnh những trao đổi ngoại giao và học thuật, cũng như những dự án như cảng Lamu mà Trung Quốc tài trợ xây dựng ở Kenya. Trang web này cho biết thêm, dự án 24 tỉ đôla, dự kiến hoàn thành vào năm 2030, "sẽ là hành lang giao thông thứ hai của Kenya, thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập khu vực trong khu vực Đông Phi và xa hơn nữa".

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Phi

Chính quyền Obama cũng đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo Mỹ-Phi tại Washington vào tháng 8 năm ngoái để tăng cường những quan hệ quốc tế. Hội nghị quy tụ khoảng 50 nguyên thủ châu Phi trong ba ngày diễn đàn về an ninh, y tế, môi trường và tham nhũng. Ông Obama, Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng John Kerry đều có bài phát biểu trước cử tọa.

Tại hội nghị thượng đỉnh này, Mỹ đã công bố những giao dịch kinh doanh trị giá gần 1 tỉ đôla, thêm ngân quỹ cho hoạt động gìn giữ hòa bình, và hàng tỉ đôla cho những chương trình lương thực và điện năng.

Hội nghị này đã bị một số cơ quan truyền thông chỉ trích là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của các diễn đàn Trung-Mỹ. (Châu Âu và Nhật Bản cũng tham gia vào những nỗ lực tương tự với các nhà lãnh đạo châu Phi trong chính phủ và doanh nghiệp.)

'Không chú ý đủ'

Bù đắp ảnh hưởng là một yếu tố, nhưng không quan trọng bằng việc công nhận bằng việc Mỹ thừa nhận là "đã không chú ý đủ đến châu Phi ở cấp cao nhất của chính phủ trong những năm gần đây," theo ông David Shinn, đồng tác giả cuốn sách "China and Africa: A Century of Engagement" (Trung Quốc và châu Phi: Một trăm năm giao tiếp) "

Ông Shinn, cựu đại sứ Mỹ ở Burkina Faso và Ethiopia và hiện là giáo sư trợ giảng tại Đại học George Washington, cho rằng Mỹ gia tăng sự chú ý là vì ba diễn biến nay: nền kinh tế trong nước của Mỹ đang dần ổn định, nền kinh tế đang phát triển của châu Phi và những cơ hội cho quan hệ đối tác của Mỹ và đầu tư tư nhân, và những mối đe dọa an ninh ngày càng lớn mà những kẻ cực đoan đề ra ở châu Phi và ở nhà.

Ông Shinn đưa ra những nhận định này trong tạp chí đăng bình luận về quan hệ Mỹ-Trung China-U.S. Focus Digest mùa thu năm ngoái.

VOA Express

XS
SM
MD
LG