Trung Quốc đang chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế để ủng hộ những biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng thực hiện lời đe dọa thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Tiếp theo sau việc Bắc Triều Tiên phóng phi đạn tầm xa vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã ủng hộ nghị quyết số 2087 của Liên Hiệp Quốc tăng cường những chế tài hiện có nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng vì chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Một phần nghị quyết hối thúc các nước thành viên Liên Hiệp Quốc theo dõi hoạt động của các tổ chức tài chánh Bắc Triều Tiên tại các nước này. Nghị quyết cũng kêu gọi cấm du hành những người bị nghi ngờ có liên hệ với chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu Bắc Triều Tiên thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân nữa? Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nơi mà Trung Quốc là một thành viên thường trực, sẽ phản ứng nhanh chóng, có thể với những trừng phạt kinh tế mới và nới rộng việc phong toả tài sản và cấm du hành đối với những thực thể Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc có thể ủng hộ những biện pháp này, theo như nhận xét của các nhà phân tích và các học giả được Đài VOA phỏng vấn như nhà giáo dục truyền thông kỳ cựu ở Hong Kong, ông Chu Bình. Ông cho biết:
“Trung Quốc có thể sử dụng một số trừng phạt tương đối nhẹ nhàng như phong toả các tài khoản ngân hàng của Bắc Triều Tiên hay hủy bỏ các hợp đồng thương mại. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn sẽ đề nghị giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Vì những lý do nhân đạo và mối liên hệ lâu dài giữa hai nước, Trung Quốc vẫn sẽ đề nghị viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên.”
Thông tấn xã Yonhap của Nam Triều Tiên đưa tin, một số công ty Bắc Triều Tiên và những doanh nghiệp có liên hệ với chính phủ đang có những biện pháp phòng ngừa trước để tránh những chế tài mới của Trung Quốc.
Yonhap trích một nguồn tin tại Bắc Kinh thông thạo về vấn đề này cho biết có những dấu hiệu là những thực thể Bắc Triều Tiên đang rút tiền ra khỏi các tài khoản tại các ngân hàng Trung Quốc hay thay tên công ty tại Trung Quốc.
Ông Kim Xán Vinh, một giáo sư tại Trường Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế thuộc Ðại học Nhân dân Trung Quốc nói với Đài VOA rằng, mối quan hệ Trung -Triều trở nên xấu đi kể từ khi Bình Nhưỡng phóng phi đạn vào tháng 12 năm năm ngoái, và có thể tệ hơn nữa nếu Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân.
Ông nói yếu điểm của Bình Nhưỡng là kinh tế, và những biện pháp kinh tế của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên rất hiệu nghiệm.
Tuy nhiên ông James Schoff, một nhà phân tích châu Á tại Tổ chức Carnegie vì Hoà bình Quốc tế có trụ sở tại Mỹ nói với Đài VOA là nếu Trung Quốc ủng hộ những chế tài mới, Trung Quốc sẽ làm theo một đường lối giảm đến mức tối thiểu những hậu quả kinh tế đối với Bình Nhưỡng.
Trung Quốc là đồng minh và là đối tác thương mại hàng đầu của Bắc Triều Tiên và cung cấp cho quốc gia nghèo túng này viện trợ về kinh tế và nhân đạo thiết yếu. Trung Quốc cũng được xem như một trong số ít các nước có thể ảnh hưởng lên Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006 và 2009 và đã thực hiện một số vụ phóng phi đạn tầm xa.
Cộng đồng quốc tế đã lên án những vụ phóng phi đạn này là ngụy trang các vụ thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo. Bắc Triều Tiên nói việc phóng phi đạn vào tháng 12 năm ngoái chỉ với ý định đưa một vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo trái đất.
Tiếp theo sau việc Bắc Triều Tiên phóng phi đạn tầm xa vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã ủng hộ nghị quyết số 2087 của Liên Hiệp Quốc tăng cường những chế tài hiện có nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng vì chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Một phần nghị quyết hối thúc các nước thành viên Liên Hiệp Quốc theo dõi hoạt động của các tổ chức tài chánh Bắc Triều Tiên tại các nước này. Nghị quyết cũng kêu gọi cấm du hành những người bị nghi ngờ có liên hệ với chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu Bắc Triều Tiên thực hiện một cuộc thử nghiệm hạt nhân nữa? Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nơi mà Trung Quốc là một thành viên thường trực, sẽ phản ứng nhanh chóng, có thể với những trừng phạt kinh tế mới và nới rộng việc phong toả tài sản và cấm du hành đối với những thực thể Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc có thể ủng hộ những biện pháp này, theo như nhận xét của các nhà phân tích và các học giả được Đài VOA phỏng vấn như nhà giáo dục truyền thông kỳ cựu ở Hong Kong, ông Chu Bình. Ông cho biết:
“Trung Quốc có thể sử dụng một số trừng phạt tương đối nhẹ nhàng như phong toả các tài khoản ngân hàng của Bắc Triều Tiên hay hủy bỏ các hợp đồng thương mại. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn sẽ đề nghị giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Vì những lý do nhân đạo và mối liên hệ lâu dài giữa hai nước, Trung Quốc vẫn sẽ đề nghị viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên.”
Thông tấn xã Yonhap của Nam Triều Tiên đưa tin, một số công ty Bắc Triều Tiên và những doanh nghiệp có liên hệ với chính phủ đang có những biện pháp phòng ngừa trước để tránh những chế tài mới của Trung Quốc.
Yonhap trích một nguồn tin tại Bắc Kinh thông thạo về vấn đề này cho biết có những dấu hiệu là những thực thể Bắc Triều Tiên đang rút tiền ra khỏi các tài khoản tại các ngân hàng Trung Quốc hay thay tên công ty tại Trung Quốc.
Ông Kim Xán Vinh, một giáo sư tại Trường Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế thuộc Ðại học Nhân dân Trung Quốc nói với Đài VOA rằng, mối quan hệ Trung -Triều trở nên xấu đi kể từ khi Bình Nhưỡng phóng phi đạn vào tháng 12 năm năm ngoái, và có thể tệ hơn nữa nếu Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân.
Ông nói yếu điểm của Bình Nhưỡng là kinh tế, và những biện pháp kinh tế của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên rất hiệu nghiệm.
Tuy nhiên ông James Schoff, một nhà phân tích châu Á tại Tổ chức Carnegie vì Hoà bình Quốc tế có trụ sở tại Mỹ nói với Đài VOA là nếu Trung Quốc ủng hộ những chế tài mới, Trung Quốc sẽ làm theo một đường lối giảm đến mức tối thiểu những hậu quả kinh tế đối với Bình Nhưỡng.
Trung Quốc là đồng minh và là đối tác thương mại hàng đầu của Bắc Triều Tiên và cung cấp cho quốc gia nghèo túng này viện trợ về kinh tế và nhân đạo thiết yếu. Trung Quốc cũng được xem như một trong số ít các nước có thể ảnh hưởng lên Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006 và 2009 và đã thực hiện một số vụ phóng phi đạn tầm xa.
Cộng đồng quốc tế đã lên án những vụ phóng phi đạn này là ngụy trang các vụ thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo. Bắc Triều Tiên nói việc phóng phi đạn vào tháng 12 năm ngoái chỉ với ý định đưa một vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo trái đất.