Nhà cầm quyền Trung Quốc đã tuyên một bản án gắt gao trong vụ tai tiếng mua bán người mới nhất ở Trung Quốc, nhưng nó không đem lại mấy an ủi hàng trăm ngàn người đã mất con cái trong nhiều năm.
Cách đây 5 năm, bọn mua bán người đã bỏ thuốc mê ông Ngô Tinh Hổ và vợ trong khi họ ngủ ở nhà tại tỉnh Sơn Tây ở bắc bộ Trung Quốc. Khi cặp vợ chồng này tỉnh dậy thì đứa con sơ sinh là Gia Thành đã bị mất tích.
Mua bán người, nhất là trẻ em, là một vấn đề đã có từ lâu ở Trung Quốc. Các con số thống kê về vấn đề rất hiếm, nhưng các nhà phân tích ước tính có ít nhất 200.000 trẻ em bị thất lạc mỗi năm vì nạn buôn bán người. Rất ít em được tìm lại.
Ông Ngô nói ông không tin rằng tình hình sẽ tốt hơn tí nào cho các bậc cha mẹ như ông. Ông nói, “Mọi người thật ra rất thờ ơ trước các câu chuyện về trẻ em này. Nhiều người có để ý, nhưng không ai có biện pháp.”
Các tòa án Trung Quốc đang tiến hành một số biện pháp, tuy đối với một số người, thì cũng chưa đủ.
Trong một vụ không có liên quan đến sự mất tích của đứa con ông Ngô, bà Trương Thục Hiệp, một người từng là bác sĩ sản khoa tại tỉnh Sơn Tây đã bị tuyên án tử hình treo ngày thứ ba tuần nay vì mua bán trẻ sơ sinh do bà chăm sóc. Bản án của bà chấm dứt một vụ xử đã gây xúc động công chúng ở Trung Quốc.
Theo tòa án, bà Trương đã bán 7 trẻ sơ sinh cho các tay mua bán người trong thời gian bà làm bác sĩ. Tòa án cho biết bà nhận được 3.300 đôla cho một bé gái hay 7.700 đôla cho một bé trai. Trong số 7 bé này, một em đã chết và bị bọn mua bán người mà bà Trương đã bán em bỏ vào thùng rác. 6 em kia được trả lại an toàn cho gia đình sau khi bà Trương bị bắt.
Tòa chưa xác định được ai chịu trách nhiệm về cái chết của em bé.
Trong suốt phiên xử, bắt đầu hồi tháng 8 năm ngoái, nhiều người ở Trung Quốc đã kêu gọi các tòa án tuyên hình phạt gắt gao nhất cho bà Trương bởi vì, trong tư cách một bác sĩ khoa sản, bà có trách nhiệm đặc biệt phải bảo vệ bệnh nhân của mình.
Tòa phán rằng: “Trong tư cách nhân viên y té, bị can Trương Thục Hiệp đã dùng kiến thức chẩn bệnh của mình để ngụy tạo những chứng bệnh nan y và nói dối về các dị dạng thể chất để mua bán các trẻ sơ sinh.”
Luật sư hình sự Ðường Hồng Tân nói rằng phán quyết đối với bà Trương cho thấy các tòa án ở Trung Quốc đang gia tăng áp lực đối với các tội ác nhắm vào phụ nữ và trẻ em.
Ông nói: “Kết luận của vụ án này là một sự cố ý biểu dương sức mạnh hành động như một cảnh báo cho những người phạm tội khác có liên quan đến các tội ác tương tự.”
Nhưng khi phán quyết được loan báo hôm thứ ba, một số đã có phản ứng thất vọng. Tại Trung Quốc, một bản án tử hình treo có thể được cải thành tù chung thân hay thậm chí 15 đến 20 năm tù giam nếu phạm nhân không phạm các tội ác trong 2 năm đầu bị giam giữ.
Một luật gia họ Trương viết trong trang vi-blog của ông: “Lý do nào khiến có bản án treo. Họ phải thi hành án tử hình ngay tức khắc mới phải.
Ông Thạch Phổ, một giáo sư về tài chính, viết trong tài khoản Weibo tương tự như Twitter rằng có hai nghề nghiệp không được phép để cho hỗn loạn.
Ông viết hôm thứ ba rằng, “Một là bác sĩ là người chữa bệnh và cứu mạng người, hai là các nhà giáo dạy học và giáo dục mọi người. Nếu vi phạm đạo đức của các ngành nghề này, thì xã hội này mất đi tất cả sự trong sạch.”
Ðối với một số người mà con cái đã bị mất tích vì các tay buôn bán người lâu nay, một phiên tòa sẽ không giải quyết được các vấn đề phổ quát về những người thủ lợi nhờ việc bán các trẻ sơ sinh ở vùng nông thôn.
Ông Ngô nói: “Những người ở bệnh viện phải biết về chuyện này, họ đều dùng tư thế quyền lực của họ để bán những trẻ sơ sinh.” Ông nói điều xảy ra tại bệnh viện của bà Trương không phải là bất thường và nhiều khi có liên quan đến một mạng lưới bảo vệ cơ chế.
Ông nói: “Bà ta là một vật tế thần khi vụ việc trở thành quá lớn không thể che giấu được.”
Theo các cơ quan truyền thông Trung Quốc, 5 giới chức địa phương đã bị sa thải sau vụ tai tiếng mua bán người này, kể cả giám đốc bệnh viện và người đứng đầu cục y tế địa phương.
Cách đây 5 năm, bọn mua bán người đã bỏ thuốc mê ông Ngô Tinh Hổ và vợ trong khi họ ngủ ở nhà tại tỉnh Sơn Tây ở bắc bộ Trung Quốc. Khi cặp vợ chồng này tỉnh dậy thì đứa con sơ sinh là Gia Thành đã bị mất tích.
Mua bán người, nhất là trẻ em, là một vấn đề đã có từ lâu ở Trung Quốc. Các con số thống kê về vấn đề rất hiếm, nhưng các nhà phân tích ước tính có ít nhất 200.000 trẻ em bị thất lạc mỗi năm vì nạn buôn bán người. Rất ít em được tìm lại.
Ông Ngô nói ông không tin rằng tình hình sẽ tốt hơn tí nào cho các bậc cha mẹ như ông. Ông nói, “Mọi người thật ra rất thờ ơ trước các câu chuyện về trẻ em này. Nhiều người có để ý, nhưng không ai có biện pháp.”
Các tòa án Trung Quốc đang tiến hành một số biện pháp, tuy đối với một số người, thì cũng chưa đủ.
Trong một vụ không có liên quan đến sự mất tích của đứa con ông Ngô, bà Trương Thục Hiệp, một người từng là bác sĩ sản khoa tại tỉnh Sơn Tây đã bị tuyên án tử hình treo ngày thứ ba tuần nay vì mua bán trẻ sơ sinh do bà chăm sóc. Bản án của bà chấm dứt một vụ xử đã gây xúc động công chúng ở Trung Quốc.
Theo tòa án, bà Trương đã bán 7 trẻ sơ sinh cho các tay mua bán người trong thời gian bà làm bác sĩ. Tòa án cho biết bà nhận được 3.300 đôla cho một bé gái hay 7.700 đôla cho một bé trai. Trong số 7 bé này, một em đã chết và bị bọn mua bán người mà bà Trương đã bán em bỏ vào thùng rác. 6 em kia được trả lại an toàn cho gia đình sau khi bà Trương bị bắt.
Tòa chưa xác định được ai chịu trách nhiệm về cái chết của em bé.
Trong suốt phiên xử, bắt đầu hồi tháng 8 năm ngoái, nhiều người ở Trung Quốc đã kêu gọi các tòa án tuyên hình phạt gắt gao nhất cho bà Trương bởi vì, trong tư cách một bác sĩ khoa sản, bà có trách nhiệm đặc biệt phải bảo vệ bệnh nhân của mình.
Tòa phán rằng: “Trong tư cách nhân viên y té, bị can Trương Thục Hiệp đã dùng kiến thức chẩn bệnh của mình để ngụy tạo những chứng bệnh nan y và nói dối về các dị dạng thể chất để mua bán các trẻ sơ sinh.”
Luật sư hình sự Ðường Hồng Tân nói rằng phán quyết đối với bà Trương cho thấy các tòa án ở Trung Quốc đang gia tăng áp lực đối với các tội ác nhắm vào phụ nữ và trẻ em.
Ông nói: “Kết luận của vụ án này là một sự cố ý biểu dương sức mạnh hành động như một cảnh báo cho những người phạm tội khác có liên quan đến các tội ác tương tự.”
Nhưng khi phán quyết được loan báo hôm thứ ba, một số đã có phản ứng thất vọng. Tại Trung Quốc, một bản án tử hình treo có thể được cải thành tù chung thân hay thậm chí 15 đến 20 năm tù giam nếu phạm nhân không phạm các tội ác trong 2 năm đầu bị giam giữ.
Một luật gia họ Trương viết trong trang vi-blog của ông: “Lý do nào khiến có bản án treo. Họ phải thi hành án tử hình ngay tức khắc mới phải.
Ông Thạch Phổ, một giáo sư về tài chính, viết trong tài khoản Weibo tương tự như Twitter rằng có hai nghề nghiệp không được phép để cho hỗn loạn.
Ông viết hôm thứ ba rằng, “Một là bác sĩ là người chữa bệnh và cứu mạng người, hai là các nhà giáo dạy học và giáo dục mọi người. Nếu vi phạm đạo đức của các ngành nghề này, thì xã hội này mất đi tất cả sự trong sạch.”
Ðối với một số người mà con cái đã bị mất tích vì các tay buôn bán người lâu nay, một phiên tòa sẽ không giải quyết được các vấn đề phổ quát về những người thủ lợi nhờ việc bán các trẻ sơ sinh ở vùng nông thôn.
Ông Ngô nói: “Những người ở bệnh viện phải biết về chuyện này, họ đều dùng tư thế quyền lực của họ để bán những trẻ sơ sinh.” Ông nói điều xảy ra tại bệnh viện của bà Trương không phải là bất thường và nhiều khi có liên quan đến một mạng lưới bảo vệ cơ chế.
Ông nói: “Bà ta là một vật tế thần khi vụ việc trở thành quá lớn không thể che giấu được.”
Theo các cơ quan truyền thông Trung Quốc, 5 giới chức địa phương đã bị sa thải sau vụ tai tiếng mua bán người này, kể cả giám đốc bệnh viện và người đứng đầu cục y tế địa phương.