Trung Quốc đang đưa các tàu chiến tham gia nỗ lực quốc tế dời chuyển vũ khí hóa học ra khỏi Syria, trong một sứ mạng mà giới truyền thông Trung Quốc tường thuật là sứ mạng đầu tiên của hải quân nước này ở Ðịa Trung Hải.
Bắc Kinh đã quảng bá động tác này như một sự biểu dương vai trò của một thành phần có trách nhiệm đối với hòa bình thế giới. Mặc dù hành động cho thấy Bắc Kinh đang can dự thêm vào các vụ khủng hoảng thế giới, các chuyên gia phân tích cho rằng có nhiều phần chắc nước này sẽ không từ bỏ nguyên tắc đối ngoại của họ là bất can thiệp.
Sứ mạng mới của Hải quân Trung Quốc
Sứ mạng ở Syria đánh dấu một lãnh địa mới của hải quân Trung Quốc, nước đã tập trung vào việc củng cố khả năng hoạt động trong những vùng nước ở xa nhà.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ gửi các chiến hạm đi hộ tống các tàu container của Ðan Mạch và Na Uy từ Syria đến một cảng của Italia ở Ðịa Trung Hải. Lần đầu tiên Trung Quốc sẽ làm việc cùng với hải quân Nga, và đây sẽ là lần đầu tiên hai nước tham gia một sứ mạng hàng hải thực sự, sau khi chi hợp tác với nhau trong các cuộc diễn tập hải quân.
Ông Trần Khải, tổng thư ký Hội Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí của Trung Quốc, nói với Tân Hoa Xã rằng sứ mạng này cũng sẽ có tác dụng tập huấn, bởi vì biển Ðịa Trung Hải vẫn còn là một môi truờng tương đối không quen thuộc đối với hải quân Trung Quốc.
Ông nói Trung Quốc đã thu thập kinh nghiệm hữu ích bằng cách bố trí tàu chiến của hải quân ở tây Ấn Ðộ Dương để chống hải tặc và nay đang đưa kinh nghiệm đó vào thực tế ở các vùng nước khác.
Ông nói với tờ Hoàn Cầu Thời báo rằng: “Sự kiện Trung Quốc có thể tham gia hoạt động hộ tống hàng hải là một thể hiện cho vị thế quốc tế của Trung Quốc. Loại hình hoạt động này không phải là điều ai cũng có thể tham gia.”
Nhà khoa học chính trị làm việc ở Bắc Kinh, ông Tạ Ðào nói Trung Quốc tham gia bởi vì sứ mạng này đã được tất cả các bên đồng ý, và đuợc Liên Hiệp Quốc cho phép, khiến cho sự tham dự của Bắc Kinh không gây ra tranh cãi.
Ông Tạ Ðào nói: “Trung Quốc sẽ luôn luôn để cho các nước Tây phương đi trước, và một khi cuộc khủng hoảng gần như kết thúc mà chỉ cần vài nỗ lực có tính cách theo dõi – như nỗ lực mà Trung Quốc đang tham gia – thì Trung Quốc sẽ sẵn lòng tham gia. Kiểu như đi xe khỏi trả tiền vậy.”
Trung Quốc vẫn nhất quán về vấn đề Syria
Kể từ khi cuộc nội chiến bùng nổ ở Syria cách đây hơn 2 năm, Trung Quốc đã lưỡng lự không muốn can thiệp. Trung Quốc đã đứng về phe thành viên bạn trong Hội đồng Bảo an là Nga, phủ quyết 3 nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đề nghị chế tài chế độ Assad.
Trung Quốc đã biện minh cho lập trường của mình bằng cách nói rằng họ không can thiệp vào chính sự của các nước khác, nhưng giới chỉ trích đã nêu ra sự kiện Trung Quốc liên tục hỗ trợ tài chính và quân sự cho tổng thống Bashar al-Assad của Syria, và đó là một dấu hiệu rõ ràng của việc Trung Quốc thực sự ủng hộ cho chế độ ở đó.
Ông Tạ Ðào nói quyết định giúp tiêu hủy vũ khí hóa học không có nghĩa là Trung Quốc đang thay đổi đối tác ở Syria.
Ông giải thích: “Tôi không tin rằng đây là một cử chỉ của Trung Quốc đối với nhà lãnh đạo Syria ngụ ý rằng kể từ nay chúng ta sẽ giữ một khoảng cách giữa tôi và ông, tôi không cho rằng đó là một lời nhắn nhủ dành cho ông Assad.”
Sứ mạng Syria: cơ hội vươn tới Trung Ðông
Ông Dư Quốc Khánh, giảng viên nghiên cứu tại viện Khảo cứu Tây Á và Phi châu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng các diễn biến mới đây ở Syria, với Nga làm trung gian một thỏa thuận về kho vũ khí hóa học của Syria, cho thấy Trung Quốc sẽ tham gia sứ mạng của Liên Hiệp Quốc.
Ông Dư nói: “Chừng nào cộng đồng quốc tế và nhân dân Syria cần đến, và chừng nào Trung Quốc có khả năng giúp, thì điều dễ hiểu là Trung Quốc muốn làm một cái gì đó. Trung Quốc đang phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng quốc tế để chứng tỏ sự thao túng mới ở Syria và Trung Ðông, vả tôi nghĩ họ đang hành động phù hợp với các lợi ích của những nước liên hệ và toàn thế giới.”
Sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc ở nước ngoài - kể cả những lợi ích đáng kể về năng lượng ở Trung Ðông – có thể là một yếu tố khác trong quyết định của Bắc Kinh có thêm hành động để duy trì sự ổn định trong khu vực. Các chuyên gia phân tích đang cứu xét liệu một cam kết quốc tế như thế có báo hiệu cho một sự tham gia vào các khu vực khác nữa hay không.
Ông Tạ Ðào có nhận định: “Nếu Trung Quốc có thể làm việc này ở Syria, thì có thể Trung Quốc cũng làm được ở những nước khác, chuyển qua Công hòa Nhân dân Triều Tiên, hoặc có thể Trung Quốc sẽ cùng với các nước khác tham gia việc giải giới vũ khí hạt nhân ở đó, và có thể ở một số nơi khác trên thế giới, nơi một số nước đang khai triển vũ khí hóa học.”
Nhưng các phân tích gia tin rằng trong khi Bắc Kinh có thể tham gia nhiều hơn vào các sứ mạng đa phương được Liên Hiệp Quốc tán đồng ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ e ngại trong việc khởi xướng các sứ mạng quốc tế.
Cũng rất giống như những gì đã xảy ra ở Syria, Trung Quốc có thể đồng ý can thiệp vào các khu vực khác chỉ sau khi đã đạt được sự đồng thuận của quốc tế.
Bắc Kinh đã quảng bá động tác này như một sự biểu dương vai trò của một thành phần có trách nhiệm đối với hòa bình thế giới. Mặc dù hành động cho thấy Bắc Kinh đang can dự thêm vào các vụ khủng hoảng thế giới, các chuyên gia phân tích cho rằng có nhiều phần chắc nước này sẽ không từ bỏ nguyên tắc đối ngoại của họ là bất can thiệp.
Sứ mạng mới của Hải quân Trung Quốc
Sứ mạng ở Syria đánh dấu một lãnh địa mới của hải quân Trung Quốc, nước đã tập trung vào việc củng cố khả năng hoạt động trong những vùng nước ở xa nhà.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ gửi các chiến hạm đi hộ tống các tàu container của Ðan Mạch và Na Uy từ Syria đến một cảng của Italia ở Ðịa Trung Hải. Lần đầu tiên Trung Quốc sẽ làm việc cùng với hải quân Nga, và đây sẽ là lần đầu tiên hai nước tham gia một sứ mạng hàng hải thực sự, sau khi chi hợp tác với nhau trong các cuộc diễn tập hải quân.
Ông Trần Khải, tổng thư ký Hội Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí của Trung Quốc, nói với Tân Hoa Xã rằng sứ mạng này cũng sẽ có tác dụng tập huấn, bởi vì biển Ðịa Trung Hải vẫn còn là một môi truờng tương đối không quen thuộc đối với hải quân Trung Quốc.
Ông nói Trung Quốc đã thu thập kinh nghiệm hữu ích bằng cách bố trí tàu chiến của hải quân ở tây Ấn Ðộ Dương để chống hải tặc và nay đang đưa kinh nghiệm đó vào thực tế ở các vùng nước khác.
Ông nói với tờ Hoàn Cầu Thời báo rằng: “Sự kiện Trung Quốc có thể tham gia hoạt động hộ tống hàng hải là một thể hiện cho vị thế quốc tế của Trung Quốc. Loại hình hoạt động này không phải là điều ai cũng có thể tham gia.”
Nhà khoa học chính trị làm việc ở Bắc Kinh, ông Tạ Ðào nói Trung Quốc tham gia bởi vì sứ mạng này đã được tất cả các bên đồng ý, và đuợc Liên Hiệp Quốc cho phép, khiến cho sự tham dự của Bắc Kinh không gây ra tranh cãi.
Ông Tạ Ðào nói: “Trung Quốc sẽ luôn luôn để cho các nước Tây phương đi trước, và một khi cuộc khủng hoảng gần như kết thúc mà chỉ cần vài nỗ lực có tính cách theo dõi – như nỗ lực mà Trung Quốc đang tham gia – thì Trung Quốc sẽ sẵn lòng tham gia. Kiểu như đi xe khỏi trả tiền vậy.”
Trung Quốc vẫn nhất quán về vấn đề Syria
Kể từ khi cuộc nội chiến bùng nổ ở Syria cách đây hơn 2 năm, Trung Quốc đã lưỡng lự không muốn can thiệp. Trung Quốc đã đứng về phe thành viên bạn trong Hội đồng Bảo an là Nga, phủ quyết 3 nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đề nghị chế tài chế độ Assad.
Trung Quốc đã biện minh cho lập trường của mình bằng cách nói rằng họ không can thiệp vào chính sự của các nước khác, nhưng giới chỉ trích đã nêu ra sự kiện Trung Quốc liên tục hỗ trợ tài chính và quân sự cho tổng thống Bashar al-Assad của Syria, và đó là một dấu hiệu rõ ràng của việc Trung Quốc thực sự ủng hộ cho chế độ ở đó.
Ông Tạ Ðào nói quyết định giúp tiêu hủy vũ khí hóa học không có nghĩa là Trung Quốc đang thay đổi đối tác ở Syria.
Ông giải thích: “Tôi không tin rằng đây là một cử chỉ của Trung Quốc đối với nhà lãnh đạo Syria ngụ ý rằng kể từ nay chúng ta sẽ giữ một khoảng cách giữa tôi và ông, tôi không cho rằng đó là một lời nhắn nhủ dành cho ông Assad.”
Sứ mạng Syria: cơ hội vươn tới Trung Ðông
Ông Dư Quốc Khánh, giảng viên nghiên cứu tại viện Khảo cứu Tây Á và Phi châu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng các diễn biến mới đây ở Syria, với Nga làm trung gian một thỏa thuận về kho vũ khí hóa học của Syria, cho thấy Trung Quốc sẽ tham gia sứ mạng của Liên Hiệp Quốc.
Ông Dư nói: “Chừng nào cộng đồng quốc tế và nhân dân Syria cần đến, và chừng nào Trung Quốc có khả năng giúp, thì điều dễ hiểu là Trung Quốc muốn làm một cái gì đó. Trung Quốc đang phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng quốc tế để chứng tỏ sự thao túng mới ở Syria và Trung Ðông, vả tôi nghĩ họ đang hành động phù hợp với các lợi ích của những nước liên hệ và toàn thế giới.”
Sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc ở nước ngoài - kể cả những lợi ích đáng kể về năng lượng ở Trung Ðông – có thể là một yếu tố khác trong quyết định của Bắc Kinh có thêm hành động để duy trì sự ổn định trong khu vực. Các chuyên gia phân tích đang cứu xét liệu một cam kết quốc tế như thế có báo hiệu cho một sự tham gia vào các khu vực khác nữa hay không.
Ông Tạ Ðào có nhận định: “Nếu Trung Quốc có thể làm việc này ở Syria, thì có thể Trung Quốc cũng làm được ở những nước khác, chuyển qua Công hòa Nhân dân Triều Tiên, hoặc có thể Trung Quốc sẽ cùng với các nước khác tham gia việc giải giới vũ khí hạt nhân ở đó, và có thể ở một số nơi khác trên thế giới, nơi một số nước đang khai triển vũ khí hóa học.”
Nhưng các phân tích gia tin rằng trong khi Bắc Kinh có thể tham gia nhiều hơn vào các sứ mạng đa phương được Liên Hiệp Quốc tán đồng ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ e ngại trong việc khởi xướng các sứ mạng quốc tế.
Cũng rất giống như những gì đã xảy ra ở Syria, Trung Quốc có thể đồng ý can thiệp vào các khu vực khác chỉ sau khi đã đạt được sự đồng thuận của quốc tế.