Các học giả tôn giáo tại Rome đang tranh cãi về một mảnh giấy cói nhỏ có thể cho thấy là một số tín đồ Cơ Đốc giáo đầu tiên nghĩ là Chúa Jesus có vợ.
Nói chuyện trong tuần này tại một hội nghị nghiên cứu tôn giáo, giáo sư Karen King người Mỹ thuộc Trường Thần học Harvard loan báo là các học giả đang nghiên cứu một mảnh giấy cói nhỏ, trích lời Chúa Jesus nói “vợ tôi.” Giáo sư King nói giấy cói thuộc thế kỷ thứ tư, nhưng tuổi của mực cần được thử nghiệm thêm.
Chữ viết trên giấy cói là chữ Coptic, một ngôn ngữ cổ của Cơ Đốc Nhân Ai Cập, và nội dung của những từ không rõ, vì được viết trên một mảnh giấy cói nhỏ hơn tấm danh thiếp.
Giáo sư King nói những từ này không chứng tỏ là Chúa Jesus có vợ, chỉ có nghĩa là một số Cơ Đốc Nhân đầu tiên nghĩ như thế. Truyền thống Cơ Đốc Giáo lâu nay vẫn cho rằng Đức Chúa Jesus độc thân.
Bất cứ những phát hiện nào về mối quan hệ của Đức Chúa Jesus với phụ nữ, dù là người thân hay môn đồ, có thể ảnh hưởng đến những tranh luận về vai trò của phụ nữ trong đức tin của Cơ Đốc Nhân.
Cổ vật này thuộc về một người sưu tập tư nhân, làm cho một số người nghi ngờ đồn đại là chủ nhân tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của công chúng để làm tăng giá trị cổ vật.
Nói chuyện trong tuần này tại một hội nghị nghiên cứu tôn giáo, giáo sư Karen King người Mỹ thuộc Trường Thần học Harvard loan báo là các học giả đang nghiên cứu một mảnh giấy cói nhỏ, trích lời Chúa Jesus nói “vợ tôi.” Giáo sư King nói giấy cói thuộc thế kỷ thứ tư, nhưng tuổi của mực cần được thử nghiệm thêm.
Chữ viết trên giấy cói là chữ Coptic, một ngôn ngữ cổ của Cơ Đốc Nhân Ai Cập, và nội dung của những từ không rõ, vì được viết trên một mảnh giấy cói nhỏ hơn tấm danh thiếp.
Giáo sư King nói những từ này không chứng tỏ là Chúa Jesus có vợ, chỉ có nghĩa là một số Cơ Đốc Nhân đầu tiên nghĩ như thế. Truyền thống Cơ Đốc Giáo lâu nay vẫn cho rằng Đức Chúa Jesus độc thân.
Bất cứ những phát hiện nào về mối quan hệ của Đức Chúa Jesus với phụ nữ, dù là người thân hay môn đồ, có thể ảnh hưởng đến những tranh luận về vai trò của phụ nữ trong đức tin của Cơ Đốc Nhân.
Cổ vật này thuộc về một người sưu tập tư nhân, làm cho một số người nghi ngờ đồn đại là chủ nhân tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của công chúng để làm tăng giá trị cổ vật.