Di trú đã trở thành một trong các vấn đề then chốt được mang ra tranh luận trong chiến dịch vận động bầu cử ở Australia trước ngày đầu phiếu mồng 7 tháng 9. Thông tín viên VOA Phil Mercer tường thuật từ Sydney rằng cả hai đảng chính đều hứa hẹn theo đuổi một đường lối cứng rắn hơn để ngăn chận làn sóng thuyền nhân, bất chấp những sự chỉ trích cho rằng các chính sách như vậy gây ra nhiều sự thương tổn cho những người kém may mắn.
Những người tranh đấu cho quyền lợi của người tị nạn đã biểu tình ở Sydney hồi tháng trước đòi chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc.
Những cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở Melbourne. Những người biểu tình tin rằng kế hoạch của Thủ tướng Kevin Rudd nhằm đưa người xin tị nạn sang Papua New Guinea là một việc mang lại xấu hổ cho đất nước.
Trong vài tháng qua, một số tàu bè của thuyền nhân đã bị chìm trong lúc đang trên đường đi từ Indonesia đến Australia. Nhiều người đã bị chết đuối.
Ông Rudd nói rằng đưa những thuyền nhân tới nước láng giềng Papua New Guinea, và không cho họ cơ hội được tái định cư ở Australia, có mục đích cứu sống mạng người, chứ không phải để giành phiếu của cử tri. Ông nói:
"Nếu bạn tới bằng thuyền, bạn sẽ không bao giờ được sống vĩnh viễn ở nước Úc. Đây không phải là một quyết định dễ dàng cho tôi hay những người đồng sự của tôi. Mục đích rốt ráo là chúng ta phải bảo vệ mạng sống bằng cách đối phó một cách mạnh bạo với những kẻ đưa lậu người. Người Úc đã không còn chịu đựng được nữa đối với việc phải chứng kiến những người xin tị nạn bỏ mình trong những vùng biển phía bắc và tây bắc. Họ không còn chịu đựng được nữa đối với việc những kẻ đưa lậu người làm giàu trên xác người."
Chính sách không khoan nhượng của Thủ tướng Rudd được tiếp nối bởi một cam kết của ông Tony Abbott, lãnh tụ đối lập thuộc phe bảo thủ. Ông Abbott nói rằng ông sẽ dùng quân đội để ngăn chận tàu bè của người tị nạn, phần lớn là những chiếc tàu khởi hành từ Indonesia. Ông nói:
"Vụ khủng hoảng trên biên giới chúng ta đã trở thành một tình huống khẩn cấp của quốc gia. Chúng ta đã có gần 50.000 người nhập cảnh bất hợp pháp bằng thuyền, một ngàn người hoặc nhiều hơn thế nữa bỏ mình trên biển. Vấn đề đang trở nên tệ hại hơn. Chính phủ này không thể giải quyết vấn đề. Hôm nay, chúng tôi xin loan báo là dưới một chính phủ liên minh chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành Chiến dịch Chủ quyền Biên giới."
Ông Riz Wakil đã từ Afghanistan đến nước Úc bằng thuyền cách nay hơn một thập niên. Thuyền nhân này giờ đây đang làm chủ một nhà in làm ăn phát đạt ở Sydney. Ông cảm thấy kinh hãi trước sự mô tả của các chính khách giòng chính về vấn đề người tị nạn. Ông nói:
"Cả hai phe trên chính trường đều tin rằng họ sẽ giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử sắp tới, nếu họ bôi nhọ người tị nạn thay vì tập trung nỗ lực vào vấn đề giáo dục, vào vấn đề tiền hưu cho người mất năng lực làm việc và vào những vấn đề khác mà người dân nước Úc quan tâm. Họ tin họ sẽ thắng nếu họ đủ tàn nhẫn để bôi nhọ người tị nạn và nói rằng những người này là những kẻ xâm lăng, những người này đến đây để chiếm nước Úc và những người này sẽ tiêu diệt xã hội của chúng ta."
Từ tháng giêng tới nay, hơn 16.000 di dân đã đến nước Úc trái phép bằng thuyền. Con số của cả năm ngoái là 17.000. Sự tăng vọt này đã tạo ra một áp lực rất lớn cho chính phủ và họ đã ứng phó bằng cách thực hiện kế hoạch chung với Papua New Guinea, lân bang gần nhất của Úc.
Nhưng giáo sư Lucy Fiske của Đại học Sydney tin rằng vấn đề người tị nạn đã bị thổi phồng một cách quá đáng, làm mờ nhạt đi những chính sách khác về chính trị và kinh tế có ảnh hưởng nhiều hơn đối với cuộc sống của người dân nước Úc. Ông nhận định:
"Đây vẫn là một số người tương đối nhỏ nếu chúng ta nhìn vấn đề này với cái nhìn toàn cầu. So với nước Úc, số người xin tị nạn mà nước Anh tiếp nhận cao hơn ít nhất 5 lần, có thể là 10 lần. Thế mà nếu chúng ta theo dõi tin tức trên các cơ quan truyền thông hay nghe những phát biểu của các chính khách của chúng ta vào lúc này thì chúng ta cứ tưởng vấn đề người xi tịn nạn là vấn đề duy nhất."
Tại các vùng ngoại ô phía tây Sydney, nơi có nhiều người lao động sinh sống, nhiều cử tri ủng hộ cho kế hoạch mạnh tay của chính phủ để ngăn chận những người xin tị nạn.
Một người phụ nữ ở đây cho biết như sau:
"Tôi không nghĩ là họ có quyền sinh sống ở đây và họ không nên tới đây. Tôi là người Úc. Tôi đặt niềm tin vào chính sách Da Trắng."
Một cư dân khác gọi các thuyền nhân là người tị nạn tài chánh nói:
"Họ là những người mà chúng ta có thể gọi là người tị nạn tài chánh. Họ có khả năng để trả nhiều tiền như vậy cho những kẻ đưa lậu người. Quí vị hãy nhìn vào những người bị mắc kẹt trong các trại để chờ tới lượt."
Mặc dù vậy, cũng có một số người thông cảm với tình cảnh của các thuyền nhân. Một người phụ nữ cho biết:
"Tôi cảm thấy xót xa cho họ vì họ đến từ các nước trong Thế giới thứ ba và nhiều người ở đây không hiểu tại sao họ lại bỏ nước ra đi. Họ ra đi vì họ không thể sống ở đó, vì nhà họ bị trúng bom hoặc vì có những vấn đề khác. Đó là lý do tại sao họ tới Úc để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn."
Khi được hỏi về việc một số người Úc cảm thấy tức tối về vấn đề thuyền nhân, người phụ nữ này trả lời như sau:
"Họ không nên tức tối. Quí vị hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Hãy tưởng tượng quí vị phải ở một nước mà quí vị không thể sống được vì có chiến tranh. Họ không có chọn lựa nào khác hơn là dùng thuyền để tới đây."
Cuộc tranh luận về vấn đề di dân ở Úc đã trở nên sôi nổi hơn trong những ngày qua vì chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tới ngày bầu cử.
Đối với nhiều cử tri ở đây, thuyền nhân xin tị nạn là di dân bất hợp pháp và là người nhảy lên đứng trước những người đang xếp hàng để thông qua thủ tục di dân hợp pháp.
Tuy nhiên, cũng có người tin rằng quốc gia giàu có này nên đối xử nhân đạo hơn với các thuyền nhân.
Từ năm 1901 tới nay, Australia đã tái định cư 800.000 người tị nạn.
Những người tranh đấu cho quyền lợi của người tị nạn đã biểu tình ở Sydney hồi tháng trước đòi chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc.
Những cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở Melbourne. Những người biểu tình tin rằng kế hoạch của Thủ tướng Kevin Rudd nhằm đưa người xin tị nạn sang Papua New Guinea là một việc mang lại xấu hổ cho đất nước.
Trong vài tháng qua, một số tàu bè của thuyền nhân đã bị chìm trong lúc đang trên đường đi từ Indonesia đến Australia. Nhiều người đã bị chết đuối.
Ông Rudd nói rằng đưa những thuyền nhân tới nước láng giềng Papua New Guinea, và không cho họ cơ hội được tái định cư ở Australia, có mục đích cứu sống mạng người, chứ không phải để giành phiếu của cử tri. Ông nói:
"Nếu bạn tới bằng thuyền, bạn sẽ không bao giờ được sống vĩnh viễn ở nước Úc. Đây không phải là một quyết định dễ dàng cho tôi hay những người đồng sự của tôi. Mục đích rốt ráo là chúng ta phải bảo vệ mạng sống bằng cách đối phó một cách mạnh bạo với những kẻ đưa lậu người. Người Úc đã không còn chịu đựng được nữa đối với việc phải chứng kiến những người xin tị nạn bỏ mình trong những vùng biển phía bắc và tây bắc. Họ không còn chịu đựng được nữa đối với việc những kẻ đưa lậu người làm giàu trên xác người."
Chính sách không khoan nhượng của Thủ tướng Rudd được tiếp nối bởi một cam kết của ông Tony Abbott, lãnh tụ đối lập thuộc phe bảo thủ. Ông Abbott nói rằng ông sẽ dùng quân đội để ngăn chận tàu bè của người tị nạn, phần lớn là những chiếc tàu khởi hành từ Indonesia. Ông nói:
"Vụ khủng hoảng trên biên giới chúng ta đã trở thành một tình huống khẩn cấp của quốc gia. Chúng ta đã có gần 50.000 người nhập cảnh bất hợp pháp bằng thuyền, một ngàn người hoặc nhiều hơn thế nữa bỏ mình trên biển. Vấn đề đang trở nên tệ hại hơn. Chính phủ này không thể giải quyết vấn đề. Hôm nay, chúng tôi xin loan báo là dưới một chính phủ liên minh chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành Chiến dịch Chủ quyền Biên giới."
Ông Riz Wakil đã từ Afghanistan đến nước Úc bằng thuyền cách nay hơn một thập niên. Thuyền nhân này giờ đây đang làm chủ một nhà in làm ăn phát đạt ở Sydney. Ông cảm thấy kinh hãi trước sự mô tả của các chính khách giòng chính về vấn đề người tị nạn. Ông nói:
"Cả hai phe trên chính trường đều tin rằng họ sẽ giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử sắp tới, nếu họ bôi nhọ người tị nạn thay vì tập trung nỗ lực vào vấn đề giáo dục, vào vấn đề tiền hưu cho người mất năng lực làm việc và vào những vấn đề khác mà người dân nước Úc quan tâm. Họ tin họ sẽ thắng nếu họ đủ tàn nhẫn để bôi nhọ người tị nạn và nói rằng những người này là những kẻ xâm lăng, những người này đến đây để chiếm nước Úc và những người này sẽ tiêu diệt xã hội của chúng ta."
Từ tháng giêng tới nay, hơn 16.000 di dân đã đến nước Úc trái phép bằng thuyền. Con số của cả năm ngoái là 17.000. Sự tăng vọt này đã tạo ra một áp lực rất lớn cho chính phủ và họ đã ứng phó bằng cách thực hiện kế hoạch chung với Papua New Guinea, lân bang gần nhất của Úc.
Nhưng giáo sư Lucy Fiske của Đại học Sydney tin rằng vấn đề người tị nạn đã bị thổi phồng một cách quá đáng, làm mờ nhạt đi những chính sách khác về chính trị và kinh tế có ảnh hưởng nhiều hơn đối với cuộc sống của người dân nước Úc. Ông nhận định:
"Đây vẫn là một số người tương đối nhỏ nếu chúng ta nhìn vấn đề này với cái nhìn toàn cầu. So với nước Úc, số người xin tị nạn mà nước Anh tiếp nhận cao hơn ít nhất 5 lần, có thể là 10 lần. Thế mà nếu chúng ta theo dõi tin tức trên các cơ quan truyền thông hay nghe những phát biểu của các chính khách của chúng ta vào lúc này thì chúng ta cứ tưởng vấn đề người xi tịn nạn là vấn đề duy nhất."
Tại các vùng ngoại ô phía tây Sydney, nơi có nhiều người lao động sinh sống, nhiều cử tri ủng hộ cho kế hoạch mạnh tay của chính phủ để ngăn chận những người xin tị nạn.
Một người phụ nữ ở đây cho biết như sau:
"Tôi không nghĩ là họ có quyền sinh sống ở đây và họ không nên tới đây. Tôi là người Úc. Tôi đặt niềm tin vào chính sách Da Trắng."
Một cư dân khác gọi các thuyền nhân là người tị nạn tài chánh nói:
"Họ là những người mà chúng ta có thể gọi là người tị nạn tài chánh. Họ có khả năng để trả nhiều tiền như vậy cho những kẻ đưa lậu người. Quí vị hãy nhìn vào những người bị mắc kẹt trong các trại để chờ tới lượt."
Mặc dù vậy, cũng có một số người thông cảm với tình cảnh của các thuyền nhân. Một người phụ nữ cho biết:
"Tôi cảm thấy xót xa cho họ vì họ đến từ các nước trong Thế giới thứ ba và nhiều người ở đây không hiểu tại sao họ lại bỏ nước ra đi. Họ ra đi vì họ không thể sống ở đó, vì nhà họ bị trúng bom hoặc vì có những vấn đề khác. Đó là lý do tại sao họ tới Úc để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn."
Khi được hỏi về việc một số người Úc cảm thấy tức tối về vấn đề thuyền nhân, người phụ nữ này trả lời như sau:
"Họ không nên tức tối. Quí vị hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Hãy tưởng tượng quí vị phải ở một nước mà quí vị không thể sống được vì có chiến tranh. Họ không có chọn lựa nào khác hơn là dùng thuyền để tới đây."
Cuộc tranh luận về vấn đề di dân ở Úc đã trở nên sôi nổi hơn trong những ngày qua vì chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tới ngày bầu cử.
Đối với nhiều cử tri ở đây, thuyền nhân xin tị nạn là di dân bất hợp pháp và là người nhảy lên đứng trước những người đang xếp hàng để thông qua thủ tục di dân hợp pháp.
Tuy nhiên, cũng có người tin rằng quốc gia giàu có này nên đối xử nhân đạo hơn với các thuyền nhân.
Từ năm 1901 tới nay, Australia đã tái định cư 800.000 người tị nạn.