Vụ tranh chấp ngoại giao về việc Thổ Nhĩ Kỳ bố trí binh sĩ và xe tăng ở Iraq tiếp tục sôi nổi thêm, với thủ tướng Iraq tố cáo Ankara là không tôn trọng một thỏa thuận triệt thoái lực lượng ra đe dọa hành động quân sự. Ankara bác bỏ những lời cảnh báo đó bất chấp áp lực quốc tế, và nhấn mạnh rằng việc điều quân là để bảo vệ các lực lượng đang huấn luyện tân binh chống Nhà nước Hồi giáo.
Trong lời cảnh báo gửi cho Ankara, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari nói nếu buộc phải chiến đấu để bảo vệ chủ quyền thì chúng tôi sẽ chiến đấu.
Lời đe dọa được đưa ra vào lúc Baghdad cáo buộc Ankara là chỉ rút một phần trong lực lượng binh sĩ và xe tăng được bố trí để bảo vệ trại huấn luyện ở Bashiqa miền bắc Iraq. Nhưng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu bác bỏ lời đe dọa và nói lực lượng Iraq nên tập trung vào Nhà nước Hồi giáo.
Ông Sinan Ulgen, học giả thỉnh giảng tại Viện Carnegie ở Brussels, nói bất chấp lời đe dọa của Baghdad, Ankara không ở trong tư thế thay đổi lập trường.
Ông Ulgen nói: “Thủ tướng Davutoglu đã nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ lại một sự hiện diện quân sự theo đúng một thỏa thuận với nhà chức trách khu vực Kurd. Lập luận cho rằng Baghdad có quyền quyết định đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ phái binh sĩ đến Iraq dựa vào giả thuyết là Baghdad nắm quyền kiểm soát lãnh thổ của mình. Như chúng ta biết, có những phần rất đáng kể của lãnh thổ Iraq không thuộc kiểm soát của Baghdad.”
Ankara ngày càng hợp tác với chính quyền khu vực bán tự trị của người Kurd ở Iraq, là phe cũng có quan hệ căng thẳng với Baghdad. Lực lượng người Kurd ở Iraq nay kiểm soát phần lớn lãnh thổ miền bắc Iraq.
Ông Aydin Selcen, người đứng đầu lãnh sự quan đầu tiên ở thủ phủ khu vực người Kurd ở Iraq, nói Ankara tin là chính Baghdad sẽ nhượng bộ.
Ông Selsen cho biết: “Trước tiên không có lợi gì cho họ khi thúc đẩy một lân quốc NATO và một nước láng giềng quan trọng ra khỏi Bashiqa và thứ nhì là dù sao họ cũng không có khả năng làm được điều đó.”
Baghdad đang mưu tìm áp lức quốc tế. Washington đã kêu gọi Ankara triệt thoái lực lượng, một lập trường được Liên đoàn Ả Rập hậu thuẫn. Nhưng chuyên gia phân tích Ulgen nói một yếu tố chính đằng sau lập trường cứng rắn của Ankara là sự tin tưởng rằng Tehran ủng hộ các hành động của Baghdad.
Ông Ulgen nói: “Phản ứng ở Baghdad được châm ngòi bởi những phát biểu của cựu thủ tướng Maliki, mà theo giới hữu trách Thổ Nhĩ Kỳ, hành động dưới ảnh hưởng của Tehran.”
Ankara và Tehran đang ủng hộ các bên kình chống nhau trong cuộc nội chiến Syria, một sự kình chống đang lan rộng ra khắp khu vực. Tehran cũng hợp tác với Moscow, mà Ankara cũng đang có quan hệ căng thẳng. Nhà cựu ngoại giao Selcen cảnh báo rằng căng thẳng tăng cao với Baghdad có thể là thêm quá nhiều khủng hoảng cho Ankara.
Ông Selsen nói: “Tình huống rất dễ nổ bùng và có qua nhiều bộ phận đang chuyển động để Ankara có thể đối phó.”
Song quan sát viên Ulgen nói giới lãnh đạo chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm không để cho các đối thủ ngăn cản và có ý kiến trong việc quyết định tương lai của khu vực.