Đường dẫn truy cập

Tranh chấp tài chính cản trở đàm phán khí hậu của LHQ


Các giới chức tham dự hội nghị về khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Ba Lan, ngày 19/11/2013.
Các giới chức tham dự hội nghị về khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Ba Lan, ngày 19/11/2013.
Những tranh chấp về vấn đề tài chính đã cản trở tiến trình đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Ba Lan. Theo giải thích của phóng viên Pam Dockins của đài VOA, các đại biểu đã bất đồng ý kiến về chuyện làm thế nào để trợ cấp, giúp đỡ các nước phát triển chống lại vấn đề nóng lên trên toàn cầu.

Một nhóm những người biểu tình tại cuộc đàm phán của Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự bất bình về chuyện tiền bạc đã làm cản trở những nỗ lực ngăn chặn nạn biến đổi khí hậu.

Các nước đang phát triển đang đòi các nước giàu có thực hiện cam kết phân bổ 100 tỉ đô-la mỗi năm để giúp họ đối phó với biến đổi khí hậu. Cam kết này dự kiến phải được bắt đầu thực hiện vào năm 2020.

Có những quan ngại rằng các quốc gia công nghiệp sẽ không thể thực hiện lời hứa, theo ông Simon Bradshaw, phát ngôn viên của tổ chức Oxfam về vấn đề biến đổi khí hậu.

Điều lo lắng là các quốc gia phát triển không thể nhanh chóng thực hiện cam kết về tài chính mà họ đã đưa ra vào năm 2009. Chúng tôi thấy rất ít những ngân khoản mới được đưa ra bàn nghị sự trong năm nay và chúng tôi cũng không thấy có những kế hoạch khả tín nào từ bất kỳ nước nào về vấn đề họ sẽ gia tăng sự hỗ trợ như thế nào.

Các cuộc đàm phán về vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra trong lúc Philippines đang tiếp tục tất bật với việc khắc phục hậu quả của siêu bão Haiyan.

Ngân hàng Thế giới cho rằng những thiệt hại về kinh tế toàn cầu vì khí hậu khắc nghiệt -- chẳng hạn như cơn bão vừa qua, đã tăng tới mức gần 200 tỉ đô-la mỗi năm và có thể tiếp tục gia tăng khi nạn biến đổi khí hậu trở nên tệ hại hơn.

Thế nhưng biến đổi khí hậu diễn ra ngay vào thời điểm các quốc gia công nghiệp đang ra sức kích thích cho sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang trì trệ của họ.

Bà Connie Hedegaard, Ủy viên trưởng về Hành động Khí hậu của Liên hiệp Âu châu, phát biểu như sau.

"Chúng ta không thể có một hệ thống để tự động bồi thường khi nào một biến cố thời tiết khắc nghiệt xảy ra tại nơi này hay nơi khác trên hành tin này. Quí vị có thể hiểu tại sao điều này là không khả thi."

Đại diện của Philippines tại hội nghị, bà Mary Sering, đã chỉ trích việc không có một thỏa thuận về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

“Nếu chúng ta duyệt lại những tiến bộ của mình, liệu có đúng chăng khi tôi đưa ra kết luận là chúng ta đã thất bại một cách thảm hại? Nhìn vào khoa học và những gì đang diễn ra, không chỉ cơn bão Haiyan mà cả những sự kiện khác như bão Katrina ở Mỹ, đợt nắng nóng ở Pháp, cháy rừng ở Úc và những sự việc khác xảy ra do sự nóng lên toàn cầu, tất cả chúng ta ở đây không cảm thấy xấu hổ sao?”

Hội nghị sẽ tiếp tục cho đến hết ngày thứ Sáu. Những người tham dự hội nghị hy vọng sẽ đặt được nền tảng cho một hiệp ước khí hậu vào năm 2015.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG