“Vụ án Nhã Thuyên”đang bước sang một bước ngoặt mới, gần đây, với bức thư ngỏ của nhiều học giả, trí thức trong và ngoài nước, gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng như Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phản đối quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ viết về thơ của nhóm Mở Miệng của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan). Quyết định ấy, theo họ, đã (1) vi phạm quy định của chính Bộ giáo dục về việc thu hồi bằng cấp; (2) đi ngược lại các nguyên tắc công lý căn bản; và (3) vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật. http://tienve.org
Bên cạnh đó, bốn giáo sư khác, Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ và Cao Huy Thuần, cũng viết thư cho Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phản đối với hai lý do thuộc chuyên môn: Một, cần phân biệt đối tượng được nghiên cứu và bản thân công việc nghiên cứu; và hai, việc đánh giá một luận văn nên giao hoàn toàn cho hội đồng giám khảo. Cuối cùng, bức thư nhấn mạnh “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc trừng phạt đau xót và bất nhẫn như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình đã phải chịu.”
Chưa thấy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng như Bộ Giáo dục trả lời hai bức thư ngỏ trên. Tuy nhiên, việc kéo dài hồi âm chỉ gây bất lợi cho Bộ Giáo dục và nhà cầm quyền Việt Nam. Bởi, bức thư ngỏ thứ nhất đang trong quá trình tập hợp thêm các chữ ký. Thời gian càng lâu, số người ký tên càng tăng; chữ ký càng tăng, số người phản đối càng mạnh; số người phản đối càng mạnh, uy tín của chính phủ càng giảm, cứ thế liên tục.
Đến một lúc nào đó, chính quyền chỉ còn chọn một trong hai biện pháp: hoặc chấp nhận thua và thu hồi quyết định tước bằng của Nhã Thuyên hoặc ra tay trấn áp những người phản đối. Rất khó có biện pháp lẳng lặng thu bằng hoặc lẳng lặng bỏ qua chuyện thu bằng, để mọi chuyện sẽ từ từ chìm vào quên lãng được nữa. Ngay cả khi biện pháp này được thực hiện, nó cũng sẽ để lại một ấn tượng cực xấu: chế độ này không có hy vọng thay đổi.
Có thể nói “vụ án” Nhã Thuyên đang dần dần trở thành trận chiến Nhã Thuyên.
Tôi cho khi để bùng nổ cái gọi là “trận chiến” này, chính quyền, hoặc ít nhất, giới tuyên huấn, rất dại dột. Dại về phương diện học thuật, như nhiều người đã phân tích, đã đành. Nhưng dại nhất là về phương diện chính trị.
Thứ nhất, nó làm lớn một chuyện, tự nó, không có gì đáng ầm ĩ. Bình thường, mọi luận văn, từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ, đệ trình xong, chỉ chìm lỉm trong thư viện của đại học, rất ít người biết đến và đụng đến; nếu có, may ra, với một số sinh viên hoặc nghiên cứu sinh đang viết về cùng một đề tài. Số phận luận văn của Nhã Thuyên, hoàn tất và nộp từ năm 2010, chắc cũng vậy nếu không được các nhà tuyên huấn mẫn cán nhưng ngu xuẩn của đảng làm rùm beng lên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thứ hai, qua những cách trừng phạt và trấn áp thô bạo đối với Nhã Thuyên, vô tình, nhà cầm quyền làm cho chị nổi tiếng hơn, không phải chỉ với tư cách một sinh viên giỏi, một cây bút nghiên cứu và phê bình nhạy bén, độc lập và can đảm mà còn với tư cách một nạn nhân của cả chế độ. Cùng với Nhã Thuyên, nhóm Mở Miệng, đề tài được Nhã Thuyên nghiên cứu, cũng được nổi tiếng và thu hút sự chú ý của dư luận hơn. Nói cách khác, bằng cách đánh phủ đầu Nhã Thuyên, giới tuyên huấn Việt Nam đang quảng cáo giùm cho họ. Một cách quảng cáo cực kỳ có hiệu quả. Nhưng không công.
Thứ ba, với những hành động thô bạo như vậy, nhà cầm quyền tự biến mình thành những tên độc tài vừa thô thiển vừa thô bạo dưới mắt dân chúng, hơn nữa, của cả thế giới; một hình ảnh có khả năng làm xóa mờ mọi nỗ lực tuyên truyền công phu và tốn kém mà họ theo đuổi.
Thứ tư, nhà cầm quyền Việt Nam quyết định lao vào một trận chiến đáng lẽ, nếu sáng suốt một tí, họ có thể biết trước là họ sẽ không thể nào thắng được. Bây giờ không phải là thời của Nhân Văn Giai Phẩm, lúc họ nắm toàn bộ hệ thống truyền thông đại chúng. Bây giờ, với sự phát triển của internet, lực lượng đông và mạnh nhất, có ảnh hưởng nhất, thuộc về những người độc lập, và nếu cần, đối lập với chính quyền. Nếu chính quyền thắng được trong việc tước bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên thì họ cũng thua trắng tay trên mặt trận tuyên truyền và dân vận.
Cuối cùng, thứ năm, nó tạo cơ hội cho những người vốn bất đồng với các chính sách cũ kỹ, độc đoán và sai lầm của đảng và nhà nước tập hợp lại. Thoạt đầu, tập hợp chung quanh một bản kiến nghị; sau, nếu những tình trạng như vậy lặp lại và kéo dài, không chừng nó sẽ biến thành một lực lượng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi học thuật.
Dù dại dột thì trận chiến cũng đã mở. Nhà văn Nhã Thuyên, có vẻ rất khôn ngoan, tự ý đứng ngoài, không tham gia vào các cuộc tranh luận, có lẽ để tránh việc chính trị hóa bản luận văn về văn hóa của mình. Nhưng sự đối đầu giữa các trí thức độc lập và chính quyền, đặc biệt, bộ phận giáo dục và tuyên giáo thì không thể tránh được.
Trong cuộc đối đầu này, chính quyền sẽ đối phó ra sao? Chắc chắn là không thể trấn áp được. Chính quyền bây giờ không đủ mạnh để mở đợt trấn áp trí thức như ngày xưa. Giải pháp nhượng bộ bằng cách thu hồi lại quyết định hủy bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên có vẻ cũng khó xảy ra. Đối với nhà cầm quyền Việt Nam, vấn đề thể diện rất quan trọng. Ngay cả khi họ sai sờ sờ, họ cũng hiếm khi nhận sai trừ phi đối diện với những áp lực quá lớn (như thời cải cách ruộng đất hoặc cuối thời bao cấp).
Cuối cùng, có lẽ Nhã Thuyên cũng khó lấy lại bằng Thạc sĩ. Nhưng sự mất mát ấy chỉ dừng lại ở phạm vi hành chính. Dưới mắt giới trí thức, trong nước cũng như ở hải ngoại, chị vẫn hoàn tất chương trình Thạc sĩ, hơn nữa, hoàn tất một cách xuất sắc. Bản luận văn của chị đã được phổ biến trên internet, có lẽ được nhiều người đọc hơn bất cứ một bản luận văn Thạc sĩ nào tại Việt Nam. Quan trọng nhất, chị trở thành biểu tượng của một trí thức bị đàn áp tại Việt Nam với những lý do hoàn toàn thuộc về học thuật.
Ý nghĩa của trận chiến chung quanh Nhã Thuyên không dừng lại ở bản thân chị. Tôi tin sau những làn sóng phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức và truyền thông những tháng gần đây, các nhà tuyên huấn tại Việt Nam có lẽ sẽ phải ngừng chiến dịch lục lọi và trấn áp các luận văn từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ, dưới mắt họ, có vấn đề về chính trị. Nhiều người, nhờ thế, sẽ thoát nạn.
Riêng tôi, tôi rất tin tưởng ở tương lai của Nhã Thuyên, với tư cách một người sáng tác cũng như với tư cách một nhà nghiên cứu.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, bốn giáo sư khác, Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ và Cao Huy Thuần, cũng viết thư cho Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phản đối với hai lý do thuộc chuyên môn: Một, cần phân biệt đối tượng được nghiên cứu và bản thân công việc nghiên cứu; và hai, việc đánh giá một luận văn nên giao hoàn toàn cho hội đồng giám khảo. Cuối cùng, bức thư nhấn mạnh “Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc trừng phạt đau xót và bất nhẫn như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình đã phải chịu.”
Chưa thấy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng như Bộ Giáo dục trả lời hai bức thư ngỏ trên. Tuy nhiên, việc kéo dài hồi âm chỉ gây bất lợi cho Bộ Giáo dục và nhà cầm quyền Việt Nam. Bởi, bức thư ngỏ thứ nhất đang trong quá trình tập hợp thêm các chữ ký. Thời gian càng lâu, số người ký tên càng tăng; chữ ký càng tăng, số người phản đối càng mạnh; số người phản đối càng mạnh, uy tín của chính phủ càng giảm, cứ thế liên tục.
Đến một lúc nào đó, chính quyền chỉ còn chọn một trong hai biện pháp: hoặc chấp nhận thua và thu hồi quyết định tước bằng của Nhã Thuyên hoặc ra tay trấn áp những người phản đối. Rất khó có biện pháp lẳng lặng thu bằng hoặc lẳng lặng bỏ qua chuyện thu bằng, để mọi chuyện sẽ từ từ chìm vào quên lãng được nữa. Ngay cả khi biện pháp này được thực hiện, nó cũng sẽ để lại một ấn tượng cực xấu: chế độ này không có hy vọng thay đổi.
Có thể nói “vụ án” Nhã Thuyên đang dần dần trở thành trận chiến Nhã Thuyên.
Tôi cho khi để bùng nổ cái gọi là “trận chiến” này, chính quyền, hoặc ít nhất, giới tuyên huấn, rất dại dột. Dại về phương diện học thuật, như nhiều người đã phân tích, đã đành. Nhưng dại nhất là về phương diện chính trị.
Thứ nhất, nó làm lớn một chuyện, tự nó, không có gì đáng ầm ĩ. Bình thường, mọi luận văn, từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ, đệ trình xong, chỉ chìm lỉm trong thư viện của đại học, rất ít người biết đến và đụng đến; nếu có, may ra, với một số sinh viên hoặc nghiên cứu sinh đang viết về cùng một đề tài. Số phận luận văn của Nhã Thuyên, hoàn tất và nộp từ năm 2010, chắc cũng vậy nếu không được các nhà tuyên huấn mẫn cán nhưng ngu xuẩn của đảng làm rùm beng lên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thứ hai, qua những cách trừng phạt và trấn áp thô bạo đối với Nhã Thuyên, vô tình, nhà cầm quyền làm cho chị nổi tiếng hơn, không phải chỉ với tư cách một sinh viên giỏi, một cây bút nghiên cứu và phê bình nhạy bén, độc lập và can đảm mà còn với tư cách một nạn nhân của cả chế độ. Cùng với Nhã Thuyên, nhóm Mở Miệng, đề tài được Nhã Thuyên nghiên cứu, cũng được nổi tiếng và thu hút sự chú ý của dư luận hơn. Nói cách khác, bằng cách đánh phủ đầu Nhã Thuyên, giới tuyên huấn Việt Nam đang quảng cáo giùm cho họ. Một cách quảng cáo cực kỳ có hiệu quả. Nhưng không công.
Thứ ba, với những hành động thô bạo như vậy, nhà cầm quyền tự biến mình thành những tên độc tài vừa thô thiển vừa thô bạo dưới mắt dân chúng, hơn nữa, của cả thế giới; một hình ảnh có khả năng làm xóa mờ mọi nỗ lực tuyên truyền công phu và tốn kém mà họ theo đuổi.
Thứ tư, nhà cầm quyền Việt Nam quyết định lao vào một trận chiến đáng lẽ, nếu sáng suốt một tí, họ có thể biết trước là họ sẽ không thể nào thắng được. Bây giờ không phải là thời của Nhân Văn Giai Phẩm, lúc họ nắm toàn bộ hệ thống truyền thông đại chúng. Bây giờ, với sự phát triển của internet, lực lượng đông và mạnh nhất, có ảnh hưởng nhất, thuộc về những người độc lập, và nếu cần, đối lập với chính quyền. Nếu chính quyền thắng được trong việc tước bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên thì họ cũng thua trắng tay trên mặt trận tuyên truyền và dân vận.
Cuối cùng, thứ năm, nó tạo cơ hội cho những người vốn bất đồng với các chính sách cũ kỹ, độc đoán và sai lầm của đảng và nhà nước tập hợp lại. Thoạt đầu, tập hợp chung quanh một bản kiến nghị; sau, nếu những tình trạng như vậy lặp lại và kéo dài, không chừng nó sẽ biến thành một lực lượng không phải chỉ giới hạn trong phạm vi học thuật.
Dù dại dột thì trận chiến cũng đã mở. Nhà văn Nhã Thuyên, có vẻ rất khôn ngoan, tự ý đứng ngoài, không tham gia vào các cuộc tranh luận, có lẽ để tránh việc chính trị hóa bản luận văn về văn hóa của mình. Nhưng sự đối đầu giữa các trí thức độc lập và chính quyền, đặc biệt, bộ phận giáo dục và tuyên giáo thì không thể tránh được.
Trong cuộc đối đầu này, chính quyền sẽ đối phó ra sao? Chắc chắn là không thể trấn áp được. Chính quyền bây giờ không đủ mạnh để mở đợt trấn áp trí thức như ngày xưa. Giải pháp nhượng bộ bằng cách thu hồi lại quyết định hủy bằng Thạc sĩ của Nhã Thuyên có vẻ cũng khó xảy ra. Đối với nhà cầm quyền Việt Nam, vấn đề thể diện rất quan trọng. Ngay cả khi họ sai sờ sờ, họ cũng hiếm khi nhận sai trừ phi đối diện với những áp lực quá lớn (như thời cải cách ruộng đất hoặc cuối thời bao cấp).
Cuối cùng, có lẽ Nhã Thuyên cũng khó lấy lại bằng Thạc sĩ. Nhưng sự mất mát ấy chỉ dừng lại ở phạm vi hành chính. Dưới mắt giới trí thức, trong nước cũng như ở hải ngoại, chị vẫn hoàn tất chương trình Thạc sĩ, hơn nữa, hoàn tất một cách xuất sắc. Bản luận văn của chị đã được phổ biến trên internet, có lẽ được nhiều người đọc hơn bất cứ một bản luận văn Thạc sĩ nào tại Việt Nam. Quan trọng nhất, chị trở thành biểu tượng của một trí thức bị đàn áp tại Việt Nam với những lý do hoàn toàn thuộc về học thuật.
Ý nghĩa của trận chiến chung quanh Nhã Thuyên không dừng lại ở bản thân chị. Tôi tin sau những làn sóng phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức và truyền thông những tháng gần đây, các nhà tuyên huấn tại Việt Nam có lẽ sẽ phải ngừng chiến dịch lục lọi và trấn áp các luận văn từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ, dưới mắt họ, có vấn đề về chính trị. Nhiều người, nhờ thế, sẽ thoát nạn.
Riêng tôi, tôi rất tin tưởng ở tương lai của Nhã Thuyên, với tư cách một người sáng tác cũng như với tư cách một nhà nghiên cứu.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.