Đường dẫn truy cập

TQ yêu cầu các nhà ngoại giao và LHQ ‘tẩy chay’ Đức Đạt Lai Lạt Ma


Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trung Quốc đã viết thư cho các nhà ngoại giao và các giới chức Liên Hiệp Quốc, thúc giục họ không tham dự sự kiện diễn ra ở Geneva vào thứ Sáu, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma diễn thuyết, tái khẳng định rằng nước này phản đối sự xuất hiện của ngài ở các nơi vì ‘các hoạt động ly khai’ của ngài.

Hồi tháng 10, Reuter tường thuật rằng Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch hăm dọa, cản trở và sách nhiễu, mà các nhà ngoại giao phương Tây và các nhà hoạt động nói là nhằm bịt miệng những tiếng nói chỉ trích về thành tích nhân quyền của nước này tại Liên Hiệp Quốc.

Trong lá thư Reuters có được hôm thứ Năm, đại diện ngoại giao của Trung Quốc ở Geneva đã lên tiếng phản đối sự hiện diện của nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của người Tây Tạng trong ủy ban Khôi nguyên Giải Nobel, được tổ chức tại Viện Cao học Geneva.

Bức thư viết: “Việc mời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đến sự kiện nói trên là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối các hoạt động ly khai của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong bất cứ vai trò và danh nghĩa tại bất cứ quốc gia, tổ chức hay sự kiện nào”.

Bức thư đề ngày 8 tháng 3, ngày mà sự kiện được tài trợ bởi Hoa Kỳ và Canada được công bố.

“Phái đoàn thường trực của Trung Quốc đề nghị các phái đoàn thường trực của tất cả các nước thành viên, các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế có liên quan không tham dự sự kiện nêu trên, cũng không gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 và bè lũ của ông ấy”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã đoạt giải Nobel hòa bình vào năm 1989, đã bỏ trốn đi sống lưu vong tại Ấn Độ vào năm 1959 sau một cuộc nổi dậy chống lại nhà cầm quyền Cộng sản bị thất bại. Trung Quốc xem ông như một kẻ ly khai, nhưng vị tu sĩ này nói rằng ông chỉ muốn sự tự trị thật sự cho quê hương ở Hy Mã Lạp Sơn của mình.

Không một phái đoàn nào đưa ra một khiếu nại chính thức chỉ trích Trung Quốc tại phiên họp kéo dài 4 tuần, nhưng gần đây đã xuất hiện những chỉ trích về các vụ bắt bớ hàng loạt các luật sư, bao gồm cả luật sư từ Hoa Kỳ, của Trung Quốc.

Một tuyên bố chung quan trọng của Trung Quốc, được tài trợ bởi khoảng một chục quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được đọc tại diễn đàn vào khoảng trưa thứ Năm, phát ngôn viên của phái đoàn Hoa Kỳ tại Geneva cho biết.

Phát ngôn viên này từ chối bình luận về yêu cầu tẩy chay của Trung Quốc, nói rằng “Tôi sẽ để các giới chức Trung Quốc để nói về quan điểm của họ. Chúng tôi không bình luận về các văn bản trao đổi ngoại giao của chúng tôi”.

Ông Philippe Burrin, giám đốc của học viện Geneva, nói “các áp lực đang được áp dụng từ nhiều phía”, nhưng sự kiện này sẽ không bị hủy bỏ. Ông nói với Reuters:

“Đây là vấn đề về tự do ngôn luận và tự do học thuật để tổ chức một sự kiện”.

Ông Burrin nói: “Đây không phải là một sự kiện về Tây Tạng, không phải là một chủ đề nhạy cảm chính trị, nghĩa là vấn đề lãnh thổ, nhưng là về vai trò của xã hội dân sự trong việc thúc đẩy quyền con người”.

Phó Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, bà Kate Gilmore, người điều hành hội đồng, được cho là một trong những giới chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc đầu tiên sẽ gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Sự kiện này, còn có sự tham gia của những người đoạt giải Nobel từ Iran và Yemen, diễn ra bên lề phiên họp thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhằm giám sát và kiểm tra các vi phạm trên toàn thế giới.

Thứ Năm là ngày kỷ niệm 57 năm khởi đầu cuộc nổi dậy ôn hòa của người Tây Tạng chống lại sự xâm lược và chiếm đóng của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG