Đường dẫn truy cập

TQ và Việt Nam chú trọng thương mại, hoãn việc tranh chấp


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ hai từ phải) bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, tại Bắc Kinh, ngày 14/5/2017.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ hai từ phải) bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, tại Bắc Kinh, ngày 14/5/2017.

Hai cựu thù Trung Quốc và Việt Nam đang nhắm tới các thỏa thuận thương mại, đầu tư và chia sẻ tài nguyên biển, mặc dù hai nước có tranh chấp chủ quyền, mà căng thẳng đã từng bùng lên cách đây một năm.

Hai nước Cộng sản láng giềng đang hướng tới những mối quan hệ thương mại và đầu tư mới mà các nhà phân tích nói sẽ giúp củng cố mối quan hệ chung. Một số người tin rằng hai quốc gia sau này có thể tiếp cận các chủ đề khó khăn hơn như việc sử dụng chung vùng biển đang có tranh chấp hoặc đối xử nhân đạo với ngư dân. Hai nước vẫn đang có những tranh chấp chủ quyền đối với vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên ở Biển Đông.

Truyền thông nhà nước từ Hà Nội cho biết tâm điểm trong chuyến thăm Trung Quốc kết thúc hôm thứ Hai của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là các triển vọng hợp tác giữa hai nước. Theo đó, ông đề nghị hai bên bổ sung lợi thế thương mại và đầu tư của nhau, nhằm hướng tới cải thiện quan hệ toàn diện.

Ông Yun Sun, chuyên gia cao cấp của Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Stimson có trụ sở ở Washington cho biết: "Chủ tịch Trần Đại Quang đang ở Trung Quốc, và Trung Quốc đã hứa rất nhiều. Về mặt kinh tế, chắc chắn các triển vọng này là thực tế và có lợi cho Việt Nam khi đạt được một số thỏa thuận, nhưng một lần nữa tôi nghĩ rằng vẫn còn tương đối sớm để nhận định về điều này."

Theo Tân hoa xã Tân Hoa Xã, trong một cuộc họp với ông Quang hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi mở thêm nhiều khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới và xây dựng cơ sở hạ tầng chung. Ông Sun nói Trung Quốc cam kết giảm thâm hụt mậu dịch với Việt Nam và sẽ gia tăng đầu tư trực tiếp.

Ông Alaistair Chan, một nhà kinh tế chuyên theo dõi các vấn đề Trung Quốc thuộc tập đoàn nghiên cứu thị trường Moody's Analytics cho biết: "Cuộc gặp có lẽ sẽ giúp giảm căng thẳng và cải thiện quan hệ."

Báo mạng Vietnamnet.vn cho biết chủ tịch nước của Việt Nam đề nghị Trung Quốc hoàn thiện các quy tắc về việc mở cửa thị trường cho nông sản, sữa và hải sản của Việt Nam. Báo này cũng cho biết ông Quang kêu gọi Trung Quốc cấp nhiều “khoản vay ưu đãi” hơn và kêu gọi một nhóm làm việc để phát triển các dự án đầu tư năng lượng tái tạo mà Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Hôm thứ Sáu, các công ty của cả hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác về phân phối sữa, du lịch và chế biến gạo.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu năm ngoái là khoảng 72 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam cũng xếp Trung Quốc vào một trong 10 nhà đầu tư hàng đầu trong nước.

Trung Quốc và Việt Nam đã tăng cường đối thoại sau tháng 7 năm 2016, khi trọng tài quốc tế ra phán quyết rằng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hơn 90 % biển Đông thiếu cơ sở pháp lý.

Cả hai quốc gia đều đang đặt nền móng phát triển kinh tế nhanh hướng về xuất khẩu. Các công ty Việt Nam bất bình về việc Trung Quốc sử dụng quy mô sản xuất lớn, bán hàng với số lượng lớn và giá tương đối thấp.

Các chuyên gia nói rằng thỏa thuận quản lý các vùng lãnh hải có tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ có muộn hơn, nếu hai bên tiếp tục đồng hành.

Ông Carl Thayer, giáo sư của trường Đại học New South Wales, Úc, cho biết: "Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý với một đường trung tuyến" không chính thức "trong vùng biển có tranh chấp chồng lấn. Họ có thể sẽ tiếp tục mở rộng việc thăm dò dầu mỏ dưới đáy biển và một biện pháp để đảm bảo việc đối xử “nhân đạo” với ngư dân.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG