Đường dẫn truy cập

TQ tỏ ra hòa hoãn trong vùng tự trị của người Tây Tạng


Bức ảnh chụp vào ngày 21 tháng 3 năm 1959, ngày thứ 4 của cuộc vượt thoát của đức Đạt Lai Lạt Ma và một nhóm người Tây Tạng. Đoàn người đang băng qua đèo Zsagola trong khi lực lượng quân đội Trung Quốc rượt đuổi theo
Bức ảnh chụp vào ngày 21 tháng 3 năm 1959, ngày thứ 4 của cuộc vượt thoát của đức Đạt Lai Lạt Ma và một nhóm người Tây Tạng. Đoàn người đang băng qua đèo Zsagola trong khi lực lượng quân đội Trung Quốc rượt đuổi theo
Chính quyền Trung Quốc tại Vùng Tự Trị Tây Tạng dường như tìm cách đưa ra một đường lối mới hòa dịu hơn để tranh thủ lòng trung thành của người Tây Tạng trong khi tiếp tục bắt giữ những người phản đối.

Chủ tịch đảng tại Vùng Tự Trị Tây Tạng, ông Trần Toàn Quốc, đã bắt đầu hội họp và trao đổi thư từ thân thiện với các tăng sĩ tại các khu vực nhiều xáo trộn, đặc biệt là quận Driru, nơi xảy ra nhiều cuộc biểu tình chống Bắc Kinh trong những năm gần đây.

Mặc dầu sự hiện diện quân sự tiếp tục tại những khu vực nhiều xáo trộn, các nhà phân tích nói rằng ông Trần có vẻ tham gia một đường lối hòa hoãn hơn để đối phó với tình trạng xáo trộn.

Giáo sư Carole McGranahan thuộc Trường Đại Học Colorado nói, “Tôi nghĩ những gì chúng ta đang chứng kiến, trên phương diện nào đó, điều ông Trần Toàn Quốc đang thực hiện là mới. Đây là một kỹ thuật mà chúng ta không thấy từ các chính trị giaTrung Quốc trong một thời gian dài.”

Người tiền nhiệm của ông Trần, ông Trương Khánh Lê giữ một lập trường rất cứng rắn tại vùng Tây Tạng và gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một chó rừng trong chiếc tăng bào; một linh hồn ma quỷ với gương mặt người.” Nhưng ông Trần đã chọn đường lối không tấn công nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng bằng những tên gọi có tính xúc phạm.

Ông Robert Barnett, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Tây Tạng hiện đại tại Đại Học Columbia, nói rằng trọng tâm chính của Trung Quốc kể từ khi ông Trần nhận lãnh vai trò lãnh đạo Vùng Tự Trị Tây Tạng thay thế ông Trương, là tìm cách tranh thủ nhân tâm.

Ông Barnett nói rằng, “Những gì chúng ta thấy trong chính sách, đặc biệt từ năm 2011, là tìm cách tranh thủ cảm tình của quần chúng. Tôi nghĩ rằng gởi các nhà lãnh đạo tới tu viện tăng cũng như ni là một phần của sự nhận thức rằng đảng cộng sản giờ đây phải tranh thủ được cảm tình của quần chúng, đặc biệt là các tu viện vốn có một vai trò quan trọng đối với quần chúng.”

Giáo sư McGranahan nói rằng điều này tương tự với chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng khi họmới chiếm đóng Tây Tạng hồi đầu thập niên 1950.

Tuy nhiên, thông điệp đang được goi đi bằng đường lối hòa dịu dường như là sự thay đổi hình thức của cùng một thông điệp mà Bắc Kinh đã gởi đi trong 6 thập niên.

Trong một bài báo được đăng trên nhật báo chính thức Tibet Daily, ông đã viết cho các tăng sĩ hồi năm 2013 để nói với họ là “mãi mãi giương cao ngọn cờ yêu nước, một lòng ủng hộ đảng và chính phủ, và tránh xa hẳn bè lũ Đạt Lai Lạt Ma.”

Tình hình xáo trộn đã trở thành rõ ràng hơn trong những năm gần đây, với các cuộc biểu tình phản đối lan rộng hơn. Kể từ năm 2009 tới nay ít nhất đã có 126 người Tây Tạng tự thiêu. Thông điệp chung của họ là đòi Đức Đạt Lai Lạt Ma được trở về Tây Tạng và tự do cho nhân dân Tây Tạng.

Giới hữu trách Trung Quốc đổ lỗi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và “các thế lực bên ngoài” về các vụ tự thiêu tại TâyTạng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Tây Tạng lưu vong đã nhiều lần phủ nhận.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG