Đường dẫn truy cập

TQ nhắm mục tiêu vào các giới chức tham nhũng có tài sản ở nước ngoài


Nhiều cán bộ cộng sản Trung Quốc gửi vợ con ra nước ngoài và tuồn các lợi nhuận phi pháp ra khỏi nước.
Nhiều cán bộ cộng sản Trung Quốc gửi vợ con ra nước ngoài và tuồn các lợi nhuận phi pháp ra khỏi nước.

Trong khi Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực chống tham nhũng, nhà chức trách đang nhắm mục tiêu vào các giới chức tham nhũng có thân nhân và của cải ở nước ngoài. Các nỗ lực đã khơi ra một cuộc tranh luận trong nước, về việc chính xác có bao nhiêu giới chức đã đi theo con đường đó, và có cơ may bao nhiêu là sẽ bị bắt quả tang. Thông tín viên VOA Rebecca Valli tường trình chi tiết.

Tại Trung Quốc, các nỗ lực diệt trừ tham nhũng đã nhắm mục tiêu vào những người được gọi là “giới chức bị vạch mặt.”

Ðó là tên được đặt cho các cán bộ cộng sản gửi vợ con ra nước ngoài và tuồn các lợi nhuận phi pháp ra khỏi nước.

Vấn đề này không mới mẻ, nhưng đã trở nên công khai hơn sau khi các chính trị gia cấp cao bị nhắm làm mục tiêu trong các cuộc điều tra tham nhũng bị bắt gặp giấu giếm của cải ở nước ngoài.

Có rất nhiều thân nhân của các giới chức Trung Quốc sống một cuộc sống xa hoa ở nước ngoài.
Có rất nhiều thân nhân của các giới chức Trung Quốc sống một cuộc sống xa hoa ở nước ngoài.

Giáo sư trường Ðại học Hong Kong Chu Giang Nam nói: “Có rất nhiều thân nhân của các giới chức Trung Quốc, họ sống một cuộc sống xa hoa ở nước ngoài và rõ ràng là với mức lương bình thường của các giới chức chính phủ thì khó mà có được một lối sống như thế. Do đó mọi người lập tức hỏi rằng: Liệu điều này có thể dính dáng đến tham nhũng hay không? Họ lấy tiền ở đâu ra?”

Chính phủ đang cố gắng xác định tầm mức của vấn đề và nhiều khu vực ở Trung Quốc đã hoàn tất một khảo sát nội bộ. Nhưng cho đến nay chỉ có tỉnh Quảng Đông là dám báo cáo đã phát hiện những giới chức sai phạm.

Chiến dịch gây tiếng vang ở Trung Quốc, nơi mà nhiều người tin rằng chính quyền đang chống lại một thực tế rất phổ biến.

Ông Vox Pop, một người đàn ông ở Bắc Kinh cho biết: “Không có quan chức nào mà không tham nhũng. Họ không thể giữ của cải ở Trung Quốc vì nếu không tất cả sẽ bị phát hiện và tịch thu”.

Một phụ nữ cư ngụ ở Bắc Kinh nói: “Ở Trung Quốc, vì mọi người chỉ có một đứa con nên họ cho con cái hầu hết của cải quý giá của họ. Trong trường hợp này, họ gửi cho chúng và vợ của họ sống ở nước ngoài bởi vì họ cảm thấy an toàn hơn. Đây là một dấu hiệu của sự mất tin tưởng vào hệ thống của Trung Quốc.”

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi thay đổi trong lối sống của cán bộ và cảnh báo giới trẻ Trung Quốc rằng việc trở thành một công chức không phải là một nghề làm tiền.

Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi thay đổi trong lối sống của cán bộ và cảnh báo giới trẻ Trung Quốc rằng việc trở thành một công chức không phải là một nghề làm tiền.
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi thay đổi trong lối sống của cán bộ và cảnh báo giới trẻ Trung Quốc rằng việc trở thành một công chức không phải là một nghề làm tiền.

Ðường lối này đã giúp ông được tán dương ở Trung Quốc, như nhận định sau của một cư dân Bắc Kinh:

Ông Pop phát biểu: “Nó không có tác động lớn đối với người dân thường, nó không ảnh hưởng đến lương của tôi hay lối sống của tôi, nhưng nó sẽ giúp cho đất nước và hình ảnh của Đảng.”

Việc bêu xấu các giới chức bị phanh phui trước công chúng đã khơi lại một cuộc tranh luận về mức độ ít ỏi mà công chúng ở Trung Quốc biết được về sự giàu có và tài sản của các giới chức nói chung.Trung Quốc vẫn chưa soạn thảo một đạo luật quốc gia để buộc các giới chức phải tiết lộ tài sản, mặc dù có những lời kêu gọi mạnh mẽ từ các học giả và các nhà hoạt động.

Giáo sư Chu Giang Nam của trường Ðại học Hong Kong nói tiếp: “Họ nói một cách thức hữu hiệu hơn để điều chỉnh việc này là rốt cuộc bạn có thể phải thực hiện nguyên tắc công khai tài sản của các giới chức. Nếu không thì công chúng vô phương mà giám sát được.”

Có những chương trình thử nghiệm cho các giới chức cấp thấp hơn, nhưng chưa rõ kế hoạch của đảng dành cho cấp cầm quyền là như thế nào.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG