Đường dẫn truy cập

TQ, Nga đề nghị dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên


Hôm 17/12, Trung Quốc và Nga đề xuất lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm Triều Tiên xuất khẩu các tượng đài, hải sản và hàng dệt may.
Hôm 17/12, Trung Quốc và Nga đề xuất lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm Triều Tiên xuất khẩu các tượng đài, hải sản và hàng dệt may.

Một đề nghị của Trung Quốc và Nga yêu cầu giảm bớt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên đang tăng áp lực đối với Hoa Kỳ và báo hiệu sự kết thúc của các nỗ lực chung nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân, theo Reuters.

Hôm 17/12, Trung Quốc và Nga đề xuất lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm Triều Tiên xuất khẩu các tượng đài, hải sản và hàng dệt may, đồng thời nới lỏng các biện pháp chế tài đối với các dự án cơ sở hạ tầng và công dân Triều Tiên làm việc ở nước ngoài.

Nga và Trung Quốc, cả hai đều có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, là những lá phiếu quan trọng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt trong những năm gần đây theo “chiến dịch áp lực tối đa” do chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dẫn đầu.

Hoa Kỳ nói hiện hãy còn quá sớm để cân nhắc việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và kêu gọi Triều Tiên hãy trở lại bàn đàm phán.

Giới phân tích nhận định đề xuất của Nga và Trung Quốc cho thấy một mức độ áp lực mới đối với Hoa Kỳ.

Ông Artyom Lukin, giáo sư Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok nhận định: “Sáng kiến Nga-Trung tại HĐBA LHQ dường như được phối hợp với Bình Nhưỡng vì đề xuất này phản ánh yêu cầu của Triều Tiên đòi được tưởng thưởng về những bước nhượng bộ đã làm. Những đe dọa của Bình Nhưỡng leo thang trong thời gian gần đây bây giờ lại sự hậu thuẫn của một chiến dịch ngoại giao phối hợp giữa Trung Quốc và Nga.”

Tuần trước, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ nói rằng một nguyên nhân chính đưa đến bế tắc và căng thẳng gia tăng là do “các bước tích cực” mà Triều Tiên đã thực hiện hướng tới phi hạt nhân hóa không được đáp ứng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG