Trung Quốc đang gửi đi các tín hiệu trái ngược nhau về sự ủng hộ dành cho các biện pháp chế tài quốc tế mới chống lại Bắc Triều Tiên.
Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận các biện pháp chế tài mở rộng vào ngày 2 tháng 3 để trừng phạt chính phủ Kim Jong Un đã tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư và phóng thêm một hỏa tiễn tầm xa trước đây trong năm,
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã hợp tác trong việc khai triển các biện pháp chế tài moo71i đòi hỏi phải tức khắc thực thi những cuộc thanh sát bắt buộc đối với tất cả những mặt hàng nhập khẩu của Bắc Triều Tiên và cấm xuất khẩu phần lớn khoáng sản.
Sự thực thi của Trung Quốc
Việc Bắc Kinh thực thi các biện pháp chế tài quốc tế này được coi là thiết yếu bởi vì 90 phàn trăm khối lượng thương mại của Bắc Triều Tiêu là đi tới hay thông qua Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết ủng hộ việc chế tài, nhưng chưa thông báo những biện pháp cụ thể để thực thi.
Đã có tin tức lẫn lộn về các nỗ lực thực thi phát xuất từ thành phố Đơn Đông, một trung tâm thương mại song phương chính nằm ở phía Trung Quốc của con sông Yalu, ngăn cách Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Một số cơ quan thông tin, thường trích dẫn các doanh gia không nêu rõ danh tính trong khu vực, tường thuật về một sự giảm thiểu về xe cộ giao thông ở biên gới, việc đình chỉ chuyển tiền qua các ngân hàng Bắc Triều Tiên, và lệnh cấm các tàu bè Bắc Triều Tiên vào cảng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc mới đây là thương lượng việc nới lỏng các biện pháp chế tài để phục hồi 4 chiếc tàu thực hiện giao thương quốc tế đã bị đưa vào danh sách đen vì các liên hệ trước đây với việc buôn bán vũ khí của Bình Nhưỡng.
Than đá là ngoại lệ
Cũng có tin tức nói rằng Trung Quốc đã tỏ ra dễ dàng trong việc thực thi các hạn chế của Liên Hiệp Quốc đối với việc xuất khẩu than đá của Bắc Triều Tiên.
Lệnh của Liên Hiệp Quốc cấm xuất khẩu khoáng sản Bắc Triều Tiên bao gồm một trường hợp ngoại lệ rất khó kiểm chứng dành cho than đá và sắt xuất khẩu, chừng nào lợi nhuận không được sử dụng để tài trợ cho việc phát triển vũ khí hạt nhân hay các loại vũ khí bất hợp pháp khác.
Than đá xuất khẩu thường được trao đổi với hàng hóa được công chúng Bắc Triều Tiên sử dụng, trong đó có dầu hỏa, thực phẩm và máy móc.
Nhưng ngân khoản 1 tỷ đôla than đá Bắc Triều Tiên xuất sang Trung Quốc năm ngoái cũng đã cung cấp cho Bình Nhưỡng một nguồn tiền mặt chủ yếu có thể được sử dụng cho chương trình vũ khí của họ.
Một số các nguồn tin trong khu vực về giao thương than đá cho hay họ đã không nhận được chỉ thị của chính phủ về bất cứ quy định mới nào của chính phủ về nhập khẩu than đá từ Bắc Triều Tiên.
Ông Choi Kyung-su, chủ tịch Viện Tài nguyên Bắc Triều Tiên ở Seoul, chuyên theo dõi xuất khẩu khoáng sản từ miền Bắc, nói có rất nhiều bối rối về việc liệu Trung Quốc có thực sự ngăn cản các tàu bè của Bắc Triều Tiên hay các biện pháp chế tài có đang được thực thi hay không.
Ông nói, “Chưa có điểm nào được xác nhận về việc liệu những tàu bè Bắc Triều Tiên này chở than đá hay là khoáng sản than và khoáng sản hay là chở các loại hàng thông dụng.”
Dữ liệu thương mại sẽ được công bố vào tháng 4 và điều đó sẽ đem lại cho các giới chức dấu hiệu khách quan đầu tiên về tác động gì các biện pháp chế tài có thể gây ra.
Hồi tháng 1, bất chấp những tin đồn ngược lại và một sự lo ngại gia tăng về các biện pháp chế tài sắp được tiến hành, theo ông Choi, đã không có việc hạn chế nào được áp dụng đối với việc xuất khẩu khoáng sản.
Ông Choi cũng nói các giới chức Trung Quốc sẽ rất khó mà phân biệt được giữa lượng than xuất khẩu có lợi cho công chúng và lượng có thể dùng để tài trợ cho chương trình hạt nhân của nước này.
Nhiều chuyên gia trông đợi Bắc Kinh sẽ theo cùng một khuôn thức đã định sau khi LHQ áp đặt chế tài đối với Bắc Triều Tiên vào năm 2013 vì vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3. Sau đó, Trung Quốc ban đầu đã hạn chế thương mại qua biên giới, nhưng dần dà lại nới lỏng các hạn chế đó và kể từ đấy đã đầu tư nhiều vào việc bành trướng thương mại và phát triển song phương.
Bóp nghẹt thay đổi từ bên trong
Tuy nhiên, những biện pháp chế tài gay gắt mới có phần chắc sẽ làm cho các công ty quốc tế và thậm chí các tổ chức viện trợ phát triển lo ngại về việc làm ăn với Bắc Triều Tiên.
Ông Andray Abrahamian, giám đốc điều hành Choson Exchange, một tổ chức phi lợi nhuận giúp các doanh nghiệp Bắc Triều Tiên hoạt động hữu hiệu hơn dựa vào các nguyên tắc thị trường, cho biết các nước cấp viện quốc tế cho tổ chức của ông đang bắt đầu rút lại sự hỗ trợ.
Ông nói: “Mọi người lo ngại về việc cho tiền các tổ chức làm việc trong nước trong trường hợp họ làm việc với các tổ chức hay cá nhân nằm trong danh sách được chỉ định các công ty hay cá nhân bị chế tài.”
Kinh tế Bắc Triều Tiên đã cải thiện dưới thời ông Kim Jong Un một phần vì các cải cách kinh tế do ông thực thi cho phép nông gia bán một phần hoa mầu sản xuất được, và cho phép một số công nghiệp có thêm các chương trình và kiểm soát để quản lý sản xuất và lực lượng lao động.
Những người ủng hộ việc giao tiếp lâu nay vẫn lập luận rằng những thay đổi này sẽ làm tan biến sự kiểm soát của chính phủ cộng sản đối với mọi lãnh vực sinh hoạt trong nước, và với thời gian sẽ biến đổi Bắc Triều Tiên thành một xã hội cởi mở và dựa nhiều hơn vào luật lê, ngay cả nếu gia đình Kim còn nắm quyền.
Trong khi chưa rõ liệu chế tài có tác dụng trong việc làm áp lực với giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên để từ bỏ chương trình hạt nhân của họ hay không, có phần chắc sự thay đổi sẽ khó phát xuất từ trong nước.
Ông Abrahamian nói: “Nhãn hiệu Kim Jong Un đã được liên kết rất nhiều với tăng trưởng kinh tế hay phẩm chất sinh hoạt. Nếu điều đó thực sự chậm lại, tôi lo ngại là chúng ta sẽ thấy sự quay trở lại với tình trạng nghèo khó mà chúng ta đã thấy dưới thời thân phụ của ông ta hay không.”