Trung Quốc hôm qua đã gửi một bản tuyên cáo lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, trong đó cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của nước này, cũng như cản trở hoạt động của công ty dầu khí của Trung Quốc.
Ông Vương Dân, Phó trưởng phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã lên tiếng kêu gọi ông Ban chuyển văn bản trình bày quan điểm của Bắc Kinh tới tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ về giàn khoan dầu nằm cách quần đảo Hoàng Sa 32 km và cách bờ biển Việt Nam hơn 270 km.
Theo bản tuyên cáo này, Tổng công ty dầu khí hải dương của Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất tại khu vực này trong vòng 10 năm qua và giàn khoan vừa kể ‘thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc’.
Trung Quốc cũng cáo buộc Việt Nam ‘đưa người nhái cũng như các vật cản’ tới khu vực gần giàn khoan, đồng thời coi đây là ‘các mối đe dọa nghiêm trọng’ đối với các nhân viên trên giàn khoan cũng như vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
Sau khi Trung Quốc công bố bản tuyên cáo, phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng gửi cho báo giới các bức thư đề ngày 7/5 và 28/5 mà đại diện thường trực của Việt Nam gửi cho Tổng thư ký Ban Ki-moon, trong đó có đề cập tới các diễn biến ban đầu liên quan tới giàn khoan cũng như khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Theo báo chí trong nước, mới đây nhất, hôm 2/6, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã gặp Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị, để tiếp tục thông báo với LHQ về những diễn biến mới liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng mà Việt Nam nói là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Tại cuộc gặp, ông Trung đã ‘phản đối hành động của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự, và máy bay đến hoạt động tại vị trí đặt giàn khoan’.
Trong cuộc họp báo ngày hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc có quyền giải thích cho cộng đồng quốc tế về điều bà nói là sự thật đằng sau các diễn biến ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) đồng thời cáo buộc Việt Nam ‘vu khống’ Trung Quốc bằng những chỉ trích ‘vô lý’.
Bà Hoa nói rằng Việt Nam đã không cho thấy bất kỳ sự kiềm chế nào, và đã gia tăng sự can thiệp với những hành động phá hoại trên thực địa. Bà cũng nói rằng Trung Quốc cần phải giải thích cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ các thực tế.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước những cáo buộc mới nhất từ phía Trung Quốc.
Nhưng trước đây, Hà Nội cũng đã lên tiếng ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’ sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa.
Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông' cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
Ông Vương Dân, Phó trưởng phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã lên tiếng kêu gọi ông Ban chuyển văn bản trình bày quan điểm của Bắc Kinh tới tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ về giàn khoan dầu nằm cách quần đảo Hoàng Sa 32 km và cách bờ biển Việt Nam hơn 270 km.
Theo bản tuyên cáo này, Tổng công ty dầu khí hải dương của Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất tại khu vực này trong vòng 10 năm qua và giàn khoan vừa kể ‘thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc’.
Trung Quốc cũng cáo buộc Việt Nam ‘đưa người nhái cũng như các vật cản’ tới khu vực gần giàn khoan, đồng thời coi đây là ‘các mối đe dọa nghiêm trọng’ đối với các nhân viên trên giàn khoan cũng như vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
Sau khi Trung Quốc công bố bản tuyên cáo, phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng gửi cho báo giới các bức thư đề ngày 7/5 và 28/5 mà đại diện thường trực của Việt Nam gửi cho Tổng thư ký Ban Ki-moon, trong đó có đề cập tới các diễn biến ban đầu liên quan tới giàn khoan cũng như khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Theo báo chí trong nước, mới đây nhất, hôm 2/6, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ đã gặp Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị, để tiếp tục thông báo với LHQ về những diễn biến mới liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng mà Việt Nam nói là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Tại cuộc gặp, ông Trung đã ‘phản đối hành động của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự, và máy bay đến hoạt động tại vị trí đặt giàn khoan’.
Trong cuộc họp báo ngày hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc có quyền giải thích cho cộng đồng quốc tế về điều bà nói là sự thật đằng sau các diễn biến ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) đồng thời cáo buộc Việt Nam ‘vu khống’ Trung Quốc bằng những chỉ trích ‘vô lý’.
Bà Hoa nói rằng Việt Nam đã không cho thấy bất kỳ sự kiềm chế nào, và đã gia tăng sự can thiệp với những hành động phá hoại trên thực địa. Bà cũng nói rằng Trung Quốc cần phải giải thích cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ các thực tế.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước những cáo buộc mới nhất từ phía Trung Quốc.
Nhưng trước đây, Hà Nội cũng đã lên tiếng ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’ sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa.
Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông' cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.