Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych đề nghị dành chức Thủ tướng cho một trong những lãnh tụ phe đối lập sau hai tháng biểu tình chống chính phủ.
Tin về đề nghị này được đưa lên website của Tổng thống ngày hôm nay, một ngày sau khi ông đồng ý cải tổ nội các và tu chính luật chống biểu tình mới gây tranh cãi.
Hiện chưa rõ lãnh tụ đối lập Arseniy Yatsenyuk đã trả lời đề nghị này chưa.
Phe đối lập đã đòi hỏi Tổng thống Yanukovych và lãnh tụ đứng hàng thứ hai là Thủ tướng Mykola Azarov từ chức. Những người biểu tình cũng kêu gọi bầu cử trước thời hạn.
Những chỉ trích phát sinh vì quyết định của Tổng thống Yanukovych không ký một thỏa thuận mậu dịch với Liên hiệp châu Âu để đổi lấy quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Nga.
Quyết định này đưa đến kết quả là Ukraina nhận được nhiều tỉ đô la tiền cứu nguy của Moscow mà các nhà phân tích nói cứu được tình trạng gần như phá sản chắc chắn của quốc gia nghèo khó này. Tuy nhiên những người biểu tình thân châu Âu giận giữ vì quyết định quay về phía Nga và đổ ra đường phố thủ đô Kyiv biểu tình, và hiện vẫn còn có mặt tại những đường phố này.
Những cuộc biểu tình đã gây nên những vụ xung đột chết người giữa người biểu tình và cảnh sát.
Vào ngày thứ Bảy, phe đối lập bác bỏ cáo buộc là những người biểu tình đã bắt hai cảnh sát viên làm con tin và giữ tại tòa đô chính Kyiv.
Giới chức Ukraina cảnh cáo người biểu tình chống chính phủ phải thả hai cảnh sát viên, nếu không cảnh sát sẽ hành động để giải cứu họ.
Tổng thống Yanukovych đã gặp các lãnh tụ đối lập vào ngày thứ Bảy, lần thứ ba trong vòng một tuần lễ.
Những người chứng kiến nói phong trào biểu tình trong những tuần lễ gần đây dường như bị xâm nhập bởi những thành viên của một tổ chức tranh đấu cực hữu có tên là Cánh Hữu, một liên minh lỏng lẻo các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc. Sự có mặt của tổ chức này làm tăng thêm tính chất dễ biến động trong cuộc đối đầu mà các nhà phân tích nói cả hai chính phủ và phe đối lập dòng chính đang vất vả để đối phó.
Những lực lượng chống chính phủ cũng chiếm ít nhất 6 thủ phủ vùng sau khi xông vào các cơ sở của chính phủ tại một vùng rộng lớn phía đông Ukraina.
Tin về đề nghị này được đưa lên website của Tổng thống ngày hôm nay, một ngày sau khi ông đồng ý cải tổ nội các và tu chính luật chống biểu tình mới gây tranh cãi.
Hiện chưa rõ lãnh tụ đối lập Arseniy Yatsenyuk đã trả lời đề nghị này chưa.
Phe đối lập đã đòi hỏi Tổng thống Yanukovych và lãnh tụ đứng hàng thứ hai là Thủ tướng Mykola Azarov từ chức. Những người biểu tình cũng kêu gọi bầu cử trước thời hạn.
Những chỉ trích phát sinh vì quyết định của Tổng thống Yanukovych không ký một thỏa thuận mậu dịch với Liên hiệp châu Âu để đổi lấy quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Nga.
Quyết định này đưa đến kết quả là Ukraina nhận được nhiều tỉ đô la tiền cứu nguy của Moscow mà các nhà phân tích nói cứu được tình trạng gần như phá sản chắc chắn của quốc gia nghèo khó này. Tuy nhiên những người biểu tình thân châu Âu giận giữ vì quyết định quay về phía Nga và đổ ra đường phố thủ đô Kyiv biểu tình, và hiện vẫn còn có mặt tại những đường phố này.
Những cuộc biểu tình đã gây nên những vụ xung đột chết người giữa người biểu tình và cảnh sát.
Vào ngày thứ Bảy, phe đối lập bác bỏ cáo buộc là những người biểu tình đã bắt hai cảnh sát viên làm con tin và giữ tại tòa đô chính Kyiv.
Giới chức Ukraina cảnh cáo người biểu tình chống chính phủ phải thả hai cảnh sát viên, nếu không cảnh sát sẽ hành động để giải cứu họ.
Tổng thống Yanukovych đã gặp các lãnh tụ đối lập vào ngày thứ Bảy, lần thứ ba trong vòng một tuần lễ.
Những người chứng kiến nói phong trào biểu tình trong những tuần lễ gần đây dường như bị xâm nhập bởi những thành viên của một tổ chức tranh đấu cực hữu có tên là Cánh Hữu, một liên minh lỏng lẻo các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc. Sự có mặt của tổ chức này làm tăng thêm tính chất dễ biến động trong cuộc đối đầu mà các nhà phân tích nói cả hai chính phủ và phe đối lập dòng chính đang vất vả để đối phó.
Những lực lượng chống chính phủ cũng chiếm ít nhất 6 thủ phủ vùng sau khi xông vào các cơ sở của chính phủ tại một vùng rộng lớn phía đông Ukraina.