Cuộc điện đàm 15 phút giữa hai vị tổng thống của Hoa Kỳ và Iran đã chấm dứt tình trạng đóng băng ngoại giao kéo dài 35 năm.
Cú điện thoại hôm thứ sáu giữa ông Barack Obama và ông Hassan Rouhani đánh dấu lần đầu tiên các nhà lãnh đạo của hai nước nói chuyện với nhau kể từ khi cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 lật đổ Quốc vương Iran do Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Ông Obama nói rằng ông và ông Rouhani đã thảo luận về những nỗ lực để đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran.
Trang twitter bằng tiếng Anh của ông Rouhani đã loan tin cuộc nói chuyện lịch sử này.
Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện với nhau trong lúc ông Rouhani đang đi trên một chiếc xe hơi ở New York, nơi ông đến dự phiên họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, và ông Obama ngồi trong phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Obama cho biết ông tin là hai nước có thể đạt được một giải pháp toàn diện về chương trình hạt nhân Iran và cuộc nói chuyện này cho thấy đôi bên có thể tiến về phía trước.
Một giới chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết sáng thứ sáu Tòa Bạch Ốc nhận được tin nói rằng ông Rouhani muốn nói chuyện với ông Obama trước khi ông rời New York.
Trước đó trong ngày thứ sáu, ông Rouhani tuyên bố ông Obama đã có một giọng điệu mới khiến cho ông cảm thấy lạc quan về việc nhanh chóng có được một giải pháp cho vấn đề hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Iran nói rằng việc ông đắc cử hồi tháng 6 đã dọn đường cho việc cải thiện quan hệ với các nước phương Tây.
Một giới chức cấp cao của Mỹ cho biết Washington đã tiếp xúc với các chính phủ khác về cuộc điện đàm hôm thứ sáu, trong đó có Israel và các nước vùng Vịnh Ba Tư, và các thành viên của quốc hội Mỹ.
Tại Quốc hội Mỹ, Dân biểu Eduardo Duhalde Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, cho rằng “nhữntg biện pháp chế tài gây nhiều thiệt hại” đã buộc nhà lãnh đạo Iran nói chuyện với ông Obama. Ông Royce nói thêm rằng cần phải tiếp tục gây áp lực.
Trước đó ngày thứ sáu, các quan chức Iran đã hội đàm với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, là cuộc họp đầu tiên của nước này với cơ quan của Liên Hiệp Quốc kể từ khi ông Rouhani lên cầm quyền.
Giám đốc IAEA Herman Nackaerts nói cuộc đàm phán tại Vienna "rất có tính xây dựng" và cho biết hai bên sẽ gặp lại nhau vào tháng sau.
Trọng tâm của cuộc họp là để thảo luận về những nghi ngờ Iran đã tiến hành các bước để chế tạo vũ khí hạt nhân.
IAEA muốn nối lại một cuộc điều tra về hoạt động bị cáo buộc là nghiên cứu bom nguyên của Iran.
Lâu nay Iran vẫn nhất mực cho rằng chương trình hạt nhân của họ phục vụ các mục tiêu hòa bình. Hoa Kỳ và một số nước đồng minh không đồng ý và đã áp đặt các biện pháp chế tài gây khốn đốn cho nền kinh tế Iran.
Cú điện thoại hôm thứ sáu giữa ông Barack Obama và ông Hassan Rouhani đánh dấu lần đầu tiên các nhà lãnh đạo của hai nước nói chuyện với nhau kể từ khi cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 lật đổ Quốc vương Iran do Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Ông Obama nói rằng ông và ông Rouhani đã thảo luận về những nỗ lực để đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran.
Trang twitter bằng tiếng Anh của ông Rouhani đã loan tin cuộc nói chuyện lịch sử này.
Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện với nhau trong lúc ông Rouhani đang đi trên một chiếc xe hơi ở New York, nơi ông đến dự phiên họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, và ông Obama ngồi trong phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Obama cho biết ông tin là hai nước có thể đạt được một giải pháp toàn diện về chương trình hạt nhân Iran và cuộc nói chuyện này cho thấy đôi bên có thể tiến về phía trước.
Một giới chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết sáng thứ sáu Tòa Bạch Ốc nhận được tin nói rằng ông Rouhani muốn nói chuyện với ông Obama trước khi ông rời New York.
Trước đó trong ngày thứ sáu, ông Rouhani tuyên bố ông Obama đã có một giọng điệu mới khiến cho ông cảm thấy lạc quan về việc nhanh chóng có được một giải pháp cho vấn đề hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Iran nói rằng việc ông đắc cử hồi tháng 6 đã dọn đường cho việc cải thiện quan hệ với các nước phương Tây.
Một giới chức cấp cao của Mỹ cho biết Washington đã tiếp xúc với các chính phủ khác về cuộc điện đàm hôm thứ sáu, trong đó có Israel và các nước vùng Vịnh Ba Tư, và các thành viên của quốc hội Mỹ.
Tại Quốc hội Mỹ, Dân biểu Eduardo Duhalde Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, cho rằng “nhữntg biện pháp chế tài gây nhiều thiệt hại” đã buộc nhà lãnh đạo Iran nói chuyện với ông Obama. Ông Royce nói thêm rằng cần phải tiếp tục gây áp lực.
Trước đó ngày thứ sáu, các quan chức Iran đã hội đàm với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, là cuộc họp đầu tiên của nước này với cơ quan của Liên Hiệp Quốc kể từ khi ông Rouhani lên cầm quyền.
Giám đốc IAEA Herman Nackaerts nói cuộc đàm phán tại Vienna "rất có tính xây dựng" và cho biết hai bên sẽ gặp lại nhau vào tháng sau.
Trọng tâm của cuộc họp là để thảo luận về những nghi ngờ Iran đã tiến hành các bước để chế tạo vũ khí hạt nhân.
IAEA muốn nối lại một cuộc điều tra về hoạt động bị cáo buộc là nghiên cứu bom nguyên của Iran.
Lâu nay Iran vẫn nhất mực cho rằng chương trình hạt nhân của họ phục vụ các mục tiêu hòa bình. Hoa Kỳ và một số nước đồng minh không đồng ý và đã áp đặt các biện pháp chế tài gây khốn đốn cho nền kinh tế Iran.