TÒA BẠCH ỐC —
15/4/2013: Hai tiếng nổ tại cuộc đua Marathon ở Boston giết chết ít nhất 3 người làm bị thương hơn 140 người.
11/9/2001: Ba máy bay bị cưỡng chiếm lao vào Tháp Đôi ở New York, trụ sở Bộ Quốc phòng ở Washington, và một cánh đồng ở Pennsylvania, giết chết gần 3.000 người.
19/4/1995: Xe bom nổ tại tòa nhà liên bang ở Oklahoma City, giết chết 168 người, bị thương hơn 500.
26/2/1993: Một xe van nổ trong khu đậu xe của tòa Tháp Đôi ở New York, 6 người chết, hơn 1.000 người bị thương.
29/12/1975: Bom tại sân bay LaGuardia ở New York, giết chết 11 người, làm bị thương 75 người.
16/9/1920: Nổ gần trụ sở Thị trường Chứng khoán New York, giết chết 40 người, bị thương hàng trăm người.
Tổng thống Barack Obama và Ðệ nhất Phu nhân Michelle Obama hôm nay đến Boston để ủy lạo các gia đình và nạn nhân vụ nổ bom tại cuộc chạy đua Marathon ở đó, và gặp gỡ các giới chức đã ứng phó với các vụ tấn vông làm 3 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương. Thông tín viên VOA Daniel Robinson tại Tòa Bạch Ốc ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Tổng thống và Ðệ nhất Phu nhân sẽ dự một thánh lễ liên tôn tại Giáo đưòng Holy Cross ở Boston, dành cho những người thiệt mạng và bị thương trong các vụ nổ bom hôm thứ hai.
Tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống Obama sẽ gặp các giới chức địa phương và tiểu bang, và có phần chắc cũng sẽ gặp các nhân viên tiếp cứu khẩn cấp và những người ứng phó với tai nạn ngay từ đầu. Chưa rõ ông có gặp người nào bị thương trong các vụ nổ tại cuộc đua Marathon ở Boston hay không.
Trước một buổi lễ tại Tòa Bạch Ốc để tuyên dương lòng can đảm của các quân nhân bị thuơng, ông Obama tuyên bố cả nước tưởng nhớ và cầu nguyện cho dân chúng ở Boston.
Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi thương cảm các gia đình nạn nhân và nay chuyển sự hỗ trợ và khích lệ đến những người chưa hề nghĩ rằng mình cần đến điều đó, các thường dân bị thương mà tôi chắc mới chỉ bắt đầu trên con đường dài đi đến hồi phục.”
Ông Obama nói các chiến sĩ bị thương có thể là nguồn khích lệ cho những thường dân đang hồi phục sau khi bị thương vì những vụ nổ ở Boston.
Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama cũng lên tiếng. Bà phát biểu tại Annapolis trong tiểu bang Maryland về điều mà bà gọi là tinh thần mà những người dân ở Boston và dân chúng Mỹ đã biểu lộ khi ứng phó với các vụ tấn công.
Bà Michelle Obama nói: “Trong các thời điểm khủng hoảng, ở nước Mỹ này chúng ta đáp lại bằng lòng can đảm và quyết tâm và vị tha. Ðó chính là điều chúng ta chứng kiến nơi những người dân của Boston.”
Hồi khuya hôm qua, Cơ quan Tình báo Liên bang Hoa Kỳ FBI đã hủy bỏ một cuộc họp báo ở Boston trong đó các giới chức dự kiến thảo luận các diễn biến trong vụ điều tra. Chưa có vụ bắt giữ nào được thực hiện.
Trong khi đó, có một diễn biến quan trọng có liên quan đến những lá thư gửi cho Tổng thống Obama và một vị thượng nghị sĩ Cộng hòa mà các cuộc thử nghiệm sơ khởi cho thấy có chứa các dấu vết của chất độc ricin.
Các giới chức thi hành công lực liên bang cho biết một vụ bắt giữ đã được thực hiện ở tiểu bang Mississippi miền nam có liên quan đến những lá thư vừa kể. Các lá thư này mang dấu bưu điện ở Mississippi.
Trước đó, FBI cho biết không có dấu hiệu nào về mối liên hệ giữa những lá thư và các vụ tấn công tại cuộc đua Marathon ở Boston.
Các vụ nổ bom chết người tại Hoa Kỳ
Các vụ nổ bom chết người tại Hoa Kỳ15/4/2013: Hai tiếng nổ tại cuộc đua Marathon ở Boston giết chết ít nhất 3 người làm bị thương hơn 140 người.
11/9/2001: Ba máy bay bị cưỡng chiếm lao vào Tháp Đôi ở New York, trụ sở Bộ Quốc phòng ở Washington, và một cánh đồng ở Pennsylvania, giết chết gần 3.000 người.
19/4/1995: Xe bom nổ tại tòa nhà liên bang ở Oklahoma City, giết chết 168 người, bị thương hơn 500.
26/2/1993: Một xe van nổ trong khu đậu xe của tòa Tháp Đôi ở New York, 6 người chết, hơn 1.000 người bị thương.
29/12/1975: Bom tại sân bay LaGuardia ở New York, giết chết 11 người, làm bị thương 75 người.
16/9/1920: Nổ gần trụ sở Thị trường Chứng khoán New York, giết chết 40 người, bị thương hàng trăm người.
Tổng thống và Ðệ nhất Phu nhân sẽ dự một thánh lễ liên tôn tại Giáo đưòng Holy Cross ở Boston, dành cho những người thiệt mạng và bị thương trong các vụ nổ bom hôm thứ hai.
Tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống Obama sẽ gặp các giới chức địa phương và tiểu bang, và có phần chắc cũng sẽ gặp các nhân viên tiếp cứu khẩn cấp và những người ứng phó với tai nạn ngay từ đầu. Chưa rõ ông có gặp người nào bị thương trong các vụ nổ tại cuộc đua Marathon ở Boston hay không.
Trước một buổi lễ tại Tòa Bạch Ốc để tuyên dương lòng can đảm của các quân nhân bị thuơng, ông Obama tuyên bố cả nước tưởng nhớ và cầu nguyện cho dân chúng ở Boston.
Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi thương cảm các gia đình nạn nhân và nay chuyển sự hỗ trợ và khích lệ đến những người chưa hề nghĩ rằng mình cần đến điều đó, các thường dân bị thương mà tôi chắc mới chỉ bắt đầu trên con đường dài đi đến hồi phục.”
Ông Obama nói các chiến sĩ bị thương có thể là nguồn khích lệ cho những thường dân đang hồi phục sau khi bị thương vì những vụ nổ ở Boston.
Ðệ nhất phu nhân Michelle Obama cũng lên tiếng. Bà phát biểu tại Annapolis trong tiểu bang Maryland về điều mà bà gọi là tinh thần mà những người dân ở Boston và dân chúng Mỹ đã biểu lộ khi ứng phó với các vụ tấn công.
Bà Michelle Obama nói: “Trong các thời điểm khủng hoảng, ở nước Mỹ này chúng ta đáp lại bằng lòng can đảm và quyết tâm và vị tha. Ðó chính là điều chúng ta chứng kiến nơi những người dân của Boston.”
Hồi khuya hôm qua, Cơ quan Tình báo Liên bang Hoa Kỳ FBI đã hủy bỏ một cuộc họp báo ở Boston trong đó các giới chức dự kiến thảo luận các diễn biến trong vụ điều tra. Chưa có vụ bắt giữ nào được thực hiện.
Trong khi đó, có một diễn biến quan trọng có liên quan đến những lá thư gửi cho Tổng thống Obama và một vị thượng nghị sĩ Cộng hòa mà các cuộc thử nghiệm sơ khởi cho thấy có chứa các dấu vết của chất độc ricin.
Các giới chức thi hành công lực liên bang cho biết một vụ bắt giữ đã được thực hiện ở tiểu bang Mississippi miền nam có liên quan đến những lá thư vừa kể. Các lá thư này mang dấu bưu điện ở Mississippi.
Trước đó, FBI cho biết không có dấu hiệu nào về mối liên hệ giữa những lá thư và các vụ tấn công tại cuộc đua Marathon ở Boston.