Người đứng đầu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã xin lỗi vì những dịch vụ đầy rủi ro đưa đến việc thiệt hại 2 tỉ đô la-một trong những hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 đưa nước Mỹ đến cuộc suy thoái sâu rộng nhất của kỷ nguyên sau Thế chiến thứ Hai.
Cách đây 4 năm, thất bại nặng nề của những định chế tài chánh lớn nhất nước Mỹ đã tạo nên những số tiền cứu nguy khổng lồ của liên bang và những luật lệ nhằm ngăn chặn những dịch vụ nhiều rủi ro, hy vọng tránh một sự sụp đổ kinh tế khác nữa.
Tại Điện Capitol, tin tức về những thua lỗ quan trọng mới tại JP Morgan Chase làm phát sinh những cuộc tranh luận mới về hiệu quả của những cải cách này.
Tổng giám đốc Jamie Dimon của JP Morgan Chase bày tỏ hối tiếc với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện:
“Chúng tôi đã làm nhiều người thiệt hại, và chúng tôi rất ân hận về việc này.”
Ông Dimon giải thích mô hình đầu tư mới được thiết lập để giảm thiểu những rủi ro trong những giao dịch tài chánh thực ra lại làm tăng thêm rủi ro. Ông nói mô hình này đã bị dẹp bỏ và được thay thế bằng những phương cách doanh thương cũ đã được thử thách qua thời gian.
Ở một khía cạnh sáng sủa hơn, ông Dimon nói việc thua lỗ vừa qua chỉ là một phần rất nhỏ của số vốn tổng cộng của JP Morgan Chase, vượt quá 1.000 tỉ đồng.
Hệ thống doanh nghiệp tự do của Hoa Kỳ phát triển mạnh nhờ những dịch vụ không ngại rủi ro. Nhưng làm thế nào để quản lý rủi ro tiếp tục là mối quan tâm của các nhà lập pháp, theo như nhận xét của Thượng nghị sĩ Tim Johnson, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng:
“Trong khi không thể nào gạt bỏ rủi ro trong nền kinh tế chúng ta, chúng ta có thể và phải yêu cầu các ngân hàng coi trọng việc quản lý rủi ro, và phải kiểm soát chặt chẽ.”
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Shelby, một thành viên cao cấp trong Ủy ban nhấn mạnh đến vai trò thiết yếu của các ngân hàng tư nhân trong chủ nghĩa tư bản:
“Ngân hàng mạnh dạn có những quyết định rủi ro và đây là việc ngân hàng phải làm. Thông thường những rủi ro này có lợi vì chúng giúp cho người Mỹ có thể mua nhà, theo học đại học và để dành để về hưu.”
Tuy nhiên nghị sĩ Shelby nói thêm là chính phủ liên bang có lợi ích trong việc xét xem các ngân hàng giao dịch như thế nào.
Việc thi hành những cải cách tài chánh của liên bang đang tiến triển. Tổng giám đốc Dimon của JP Morgan Chase khi được hỏi là liệu những cải cách này có giúp cho hệ thống tài chánh của Hoa Kỳ an toàn hơn không thì ông trả lời: “Tôi không biết.”
Cách đây 4 năm, thất bại nặng nề của những định chế tài chánh lớn nhất nước Mỹ đã tạo nên những số tiền cứu nguy khổng lồ của liên bang và những luật lệ nhằm ngăn chặn những dịch vụ nhiều rủi ro, hy vọng tránh một sự sụp đổ kinh tế khác nữa.
Tại Điện Capitol, tin tức về những thua lỗ quan trọng mới tại JP Morgan Chase làm phát sinh những cuộc tranh luận mới về hiệu quả của những cải cách này.
Tổng giám đốc Jamie Dimon của JP Morgan Chase bày tỏ hối tiếc với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện:
“Chúng tôi đã làm nhiều người thiệt hại, và chúng tôi rất ân hận về việc này.”
Ông Dimon giải thích mô hình đầu tư mới được thiết lập để giảm thiểu những rủi ro trong những giao dịch tài chánh thực ra lại làm tăng thêm rủi ro. Ông nói mô hình này đã bị dẹp bỏ và được thay thế bằng những phương cách doanh thương cũ đã được thử thách qua thời gian.
Ở một khía cạnh sáng sủa hơn, ông Dimon nói việc thua lỗ vừa qua chỉ là một phần rất nhỏ của số vốn tổng cộng của JP Morgan Chase, vượt quá 1.000 tỉ đồng.
Hệ thống doanh nghiệp tự do của Hoa Kỳ phát triển mạnh nhờ những dịch vụ không ngại rủi ro. Nhưng làm thế nào để quản lý rủi ro tiếp tục là mối quan tâm của các nhà lập pháp, theo như nhận xét của Thượng nghị sĩ Tim Johnson, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng:
“Trong khi không thể nào gạt bỏ rủi ro trong nền kinh tế chúng ta, chúng ta có thể và phải yêu cầu các ngân hàng coi trọng việc quản lý rủi ro, và phải kiểm soát chặt chẽ.”
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Shelby, một thành viên cao cấp trong Ủy ban nhấn mạnh đến vai trò thiết yếu của các ngân hàng tư nhân trong chủ nghĩa tư bản:
“Ngân hàng mạnh dạn có những quyết định rủi ro và đây là việc ngân hàng phải làm. Thông thường những rủi ro này có lợi vì chúng giúp cho người Mỹ có thể mua nhà, theo học đại học và để dành để về hưu.”
Tuy nhiên nghị sĩ Shelby nói thêm là chính phủ liên bang có lợi ích trong việc xét xem các ngân hàng giao dịch như thế nào.
Việc thi hành những cải cách tài chánh của liên bang đang tiến triển. Tổng giám đốc Dimon của JP Morgan Chase khi được hỏi là liệu những cải cách này có giúp cho hệ thống tài chánh của Hoa Kỳ an toàn hơn không thì ông trả lời: “Tôi không biết.”