Một tòa án do Liên hiệp quốc hậu thuẫn xét xử tội ác chiến tranh quyết định giữ nguyên bản án đã tuyên cho cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor.
Tòa phúc thẩm của Tòa án Đặc biệt về Sierra Leone hôm nay cũng ra lệnh thi hành án ngay lập tức.
Năm ngoái, ông Taylor bị tuyên án 50 năm tù vì 11 cáo trạng về tội ác chống nhân loại, trong đó có các tội khủng bố, sát nhân, cưỡng hiếp và bắt trẻ em đi lính.
Theo các công tố viên, ông Taylor cung cấp vũ khí và những vật phẩm khác cho phiến quân ở Sierra Leone để đổi lấy kim cương thường được gọi là “kim cương máu”.
Trong phiên phúc thẩm hồi tháng giêng, các luật sư của ông Taylor nói rằng không có bằng chứng cho thấy ông có dính líu trực tiếp tới việc trợ giúp phiến quân Sierra Leone.
Những phiến quân này bị tố cáo đã giết hại và chặt chân chặt tay hàng vạn thường dân trong cuộc nội chiến 11 năm kết thúc năm 2002.
Các công tố viên cũng đệ đơn kháng án vì cho rằng bản án của ông Taylor quá nhẹ.
Năm ngoái, tại phiên tòa tuyên án ở Hà Lan, ông Taylor nói rằng ông “thông cảm sâu xa” với những nạn nhân của cuộc nội chiến tàn khốc ở Sierra Leone, nhưng ông không thừa nhận phạm tội và không xin lỗi.
Tòa phúc thẩm của Tòa án Đặc biệt về Sierra Leone hôm nay cũng ra lệnh thi hành án ngay lập tức.
Năm ngoái, ông Taylor bị tuyên án 50 năm tù vì 11 cáo trạng về tội ác chống nhân loại, trong đó có các tội khủng bố, sát nhân, cưỡng hiếp và bắt trẻ em đi lính.
Theo các công tố viên, ông Taylor cung cấp vũ khí và những vật phẩm khác cho phiến quân ở Sierra Leone để đổi lấy kim cương thường được gọi là “kim cương máu”.
Trong phiên phúc thẩm hồi tháng giêng, các luật sư của ông Taylor nói rằng không có bằng chứng cho thấy ông có dính líu trực tiếp tới việc trợ giúp phiến quân Sierra Leone.
Những phiến quân này bị tố cáo đã giết hại và chặt chân chặt tay hàng vạn thường dân trong cuộc nội chiến 11 năm kết thúc năm 2002.
Các công tố viên cũng đệ đơn kháng án vì cho rằng bản án của ông Taylor quá nhẹ.
Năm ngoái, tại phiên tòa tuyên án ở Hà Lan, ông Taylor nói rằng ông “thông cảm sâu xa” với những nạn nhân của cuộc nội chiến tàn khốc ở Sierra Leone, nhưng ông không thừa nhận phạm tội và không xin lỗi.