Đường dẫn truy cập

Tòa VN giữ nguyên phán quyết về vụ ‘siêu lừa’ Huyền Như


Vụ một nhân viên VietinBank lừa đảo tiền gửi của khách gây chấn động mấy năm nay
Vụ một nhân viên VietinBank lừa đảo tiền gửi của khách gây chấn động mấy năm nay

Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hôm 30/5 bác kháng cáo đối với phán quyết theo đó bà Huyền Như, thủ phạm chính trong vụ chiếm đoạt 4,9 nghìn tỷ đồng (215 triệu đôla), phải chịu trách nhiệm trả lại một phần tiền đã chiếm đoạt, chứ không phải là chủ lao động nơi bà Như làm việc, là VietinBank. Ngân hàng do nhà nước kiểm soát này không phải chịu trách nhiệm đó.

Giám đốc điều hành của một nạn nhân gửi tiền, Công ty Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS) - một đơn vị của Berjaya Corp Bhd của Malaysia - nói bà không hy vọng sẽ lấy lại được 10 triệu đôla từ thủ phạm, người bị kết án tù chung thân.

“Tôi rất đau lòng và không biết nói gì nữa”, bà Josephine Yei nói với Reuters.

VietinBank, tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, không trả lời các đề nghị bình luận qua email. Một luật sư của VietinBank nói với Reuters rằng ngân hàng đã ra lệnh cho các luật sư của họ không bình luận với giới truyền thông.

Ngân hàng Nhà nước, chủ sở hữu vốn chính tại VietinBank cũng chưa đưa ra ngay lời bình luận.

Ở nhiều nền kinh tế, các ngân hàng có thể phải chịu trách nhiệm thanh toán cho các khoản tiền gửi bị biển thủ nếu có bằng chứng xác định về sơ suất của ngân hàng. Ở Việt Nam, việc diễn dịch luật về trách nhiệm thanh toán trở nên lỏng lẻo hơn khi thủ phạm hành động vượt quá trách nhiệm của các ngân hàng, theo lời một luật sư.

“Việt Nam không có các án lệ cho các trường hợp như vậy nên mọi việc phụ thuộc hoàn toàn vào cách suy nghĩ của bồi thẩm đoàn”, ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLAW tại Hà Nội, nói trước khi có phán quyết.

Các tài liệu của tòa cho thấy bà Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm bị kết án vào năm 2014 về tội “chiếm đoạt tài sản” từ 15 nạn nhân hồi năm 2010 và 2011.

Là người nợ nần chồng chất, bà Như đã sử dụng cái mác là một nhà quản lý cấp cao của VietinBank để khuyến khích khách hàng gửi tiền. Bà và các đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền đó bằng cách sử dụng tài liệu giả mạo, theo bản cáo trạng.

Tòa án hôm 30/5 nói các nạn nhân đã ký vào các hợp đồng hứa hẹn lãi suất cao hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và như vậy là bất hợp pháp.

SBBS cho biết họ không hề biết có bất cứ điều gì bất hợp pháp, và lập luận rằng các hợp đồng với chữ ký giả mạo cần phải bị coi là vô hiệu.

VOA Express

XS
SM
MD
LG