Tòa án Ai Cập đã mở 2 phiên nghe cung của 2 vụ án, một vụ xử cựu tổng thống đã bị bãi nhiệm Hosni Mubarak, và một vụ xử các thủ lãnh nhóm Huynh đệ Hồi giáo, kẻ thù chính trị lâu năm của ông.
Trong cả 2 phiên tòa nghe cung hôm Chủ nhật, các thẩm phán đều hoãn lại, viện dẫn các lý do thủ tục.
Ông Mubarak đã xuất hiện tại phiên tòa ở Cairo trông có vẻ thoải mái, 3 ngày sau khi nhà chức trách thả nhà cựu lãnh đạo 85 tuổi này ra khỏi nhà tù, đặt ông trong tình trạng quản thúc tại một quân y viện gần thủ đô.
Cựu tổng thống nắm quyền trong một thời gian dài này, đã bị lật đổ trong một cuộc nổi dậy của quần chúng vào năm 2011, bị đưa ra tòa về tội đồng lõa trong vụ giết chết hàng trăm người biểu tình trong cuộc nổi dậy. Ông đã bị kết tội và tuyên án tù chung thân vào năm ngoái, nhưng tòa phúc thẩm xử lại vụ kháng cáo.
Thẩm phán dời phiên xử này đến ngày 14 tháng 9.
Thẩm phán đã nhanh chóng hoãn vụ xử 6 thành viên nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong đó có thủ lãnh cao cấp nhất, ông Mohamed Badie và 2 viên phó của ông, trong một vụ xử khác trong ngày, sau khi không có người nào xuất hiện trước tòa.
Giới hữu trách từ chối đưa ông Badie và 2 phụ tá của ông ra tòa, vì những nguy cơ về an ninh.
Các bị cáo đối mặt với những tội danh có liên quan đến cái chết của nhiều nhà hoạt động chống nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong cuộc biểu tình phản đối ngày 30 tháng 7, gần trụ sở của phong trào Hồi giáo này ở Cairo. Nhóm Huynh đệ Hồi giáo bác bỏ các cáo buộc này và nói rằng họ bị nhắm vào vì động cơ chính trị.
Các vụ biểu tình dẫn đến việc quân đội lật đổ ông Morsi vào ngày 3 tháng 7 và đưa một chính phủ lâm thời dân sự lên thay ông.
Truyền thông Ai Cập nêu bật biểu tượng của 2 vụ tố tụng diễn ra đồng thời, nhắm vào ông Mubarak và nhóm Huynh đệ Hồi giáo, là nhóm đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống để lên nắm quyền kế tiếp ông. Một tờ báo nói đến 2 vụ xử này như “các vụ xử án 2 chế độ”.
Trong cả 2 phiên tòa nghe cung hôm Chủ nhật, các thẩm phán đều hoãn lại, viện dẫn các lý do thủ tục.
Ông Mubarak đã xuất hiện tại phiên tòa ở Cairo trông có vẻ thoải mái, 3 ngày sau khi nhà chức trách thả nhà cựu lãnh đạo 85 tuổi này ra khỏi nhà tù, đặt ông trong tình trạng quản thúc tại một quân y viện gần thủ đô.
Cựu tổng thống nắm quyền trong một thời gian dài này, đã bị lật đổ trong một cuộc nổi dậy của quần chúng vào năm 2011, bị đưa ra tòa về tội đồng lõa trong vụ giết chết hàng trăm người biểu tình trong cuộc nổi dậy. Ông đã bị kết tội và tuyên án tù chung thân vào năm ngoái, nhưng tòa phúc thẩm xử lại vụ kháng cáo.
Thẩm phán dời phiên xử này đến ngày 14 tháng 9.
Thẩm phán đã nhanh chóng hoãn vụ xử 6 thành viên nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong đó có thủ lãnh cao cấp nhất, ông Mohamed Badie và 2 viên phó của ông, trong một vụ xử khác trong ngày, sau khi không có người nào xuất hiện trước tòa.
Giới hữu trách từ chối đưa ông Badie và 2 phụ tá của ông ra tòa, vì những nguy cơ về an ninh.
Các bị cáo đối mặt với những tội danh có liên quan đến cái chết của nhiều nhà hoạt động chống nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong cuộc biểu tình phản đối ngày 30 tháng 7, gần trụ sở của phong trào Hồi giáo này ở Cairo. Nhóm Huynh đệ Hồi giáo bác bỏ các cáo buộc này và nói rằng họ bị nhắm vào vì động cơ chính trị.
Các vụ biểu tình dẫn đến việc quân đội lật đổ ông Morsi vào ngày 3 tháng 7 và đưa một chính phủ lâm thời dân sự lên thay ông.
Truyền thông Ai Cập nêu bật biểu tượng của 2 vụ tố tụng diễn ra đồng thời, nhắm vào ông Mubarak và nhóm Huynh đệ Hồi giáo, là nhóm đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống để lên nắm quyền kế tiếp ông. Một tờ báo nói đến 2 vụ xử này như “các vụ xử án 2 chế độ”.