<p>Ông Chum Mey, một người 82 tuổi sống sót trong chế độ Khmer Đỏ, ngồi trên chiếc ghế nhựa bên ngoài tiệm sách của mình trong sân của nhà tù cũ đã từng giam giữ ông, hiện nay được gọi là Bảo tàng Diệt chủng Toul Sleng. Ông bán những quyển sách về chế độ Khmer Đỏ và về chính ông.</p> <p>Ông nói rằng hiện ông đang chờ đợi bản án từ tòa án do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn xét xử 2 cựu lãnh đạo chế độ Khmer Đỏ Noun Chea và Khieu Samphan. Bản án dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 7 tháng 8. Ông nói:</p> <p>“Tôi rất vui khi được thấy rằng sẽ có một bản án. Cả thế giới cũng đang đợi chờ bản án này.”</p> <p>Phiên đầu tiên đã kết thúc, tập trung về việc bắt buộc dân chúng ra khỏi Phnom Penh vào năm 1975. Ông nói:</p> <p>“Tôi sẽ không quên được cuộc di tản của người dân ở Phnom Penh. Tôi sẽ không bao giờ quên,” Chum Mey nói, “Vì sao? Đó là bởi vì tôi đã ngủ giữa những xác chết. Mùi của những xác người đã bị phân hủy khắp mọi nơi, khi mà chúng tôi phải di tản ra khỏi thành phố.”</p> <p>Từ trước đến giờ tòa đã xử phạt chỉ một bị cáo Khme Đỏ là Kaing Guek Eav, được biết tới nhiều hơn với tên gọi “Duch”, người đã nhận bản án tù chung thân vì vai trò cai quản trại giam Toul Sleng.</p> <div class="tag_image tag_image5 floatLeft" contenteditable="false" mode="img|expand|02C9DFFB-1512-4887-8055-CE8460A1E5CD.jpg|5|floatLeft|||1"> <img src="http://gdb.voanews.com/02C9DFFB-1512-4887-8055-CE8460A1E5CD_r1_w268.jpg" />Một binh sĩ Khmer Đỏ chĩa khẩu súng ra lệnh cho các chủ nhân rời khỏi cửa hàng của mình ở Phnom Penh, ngày 17 tháng 4 năm 1975 khi thủ đô này rơi vào tay lực lượng cộng sản</div> <p>Một người sống sót ở Toul Sleng, Bou Meng, cho biết bất cứ bản án nào dành cho Noun Chea và Khieu Samphan đều là không đủ. Ông nói:</p> <p>“Tôi đang đợi chờ bản án, đợi xem bản án sẽ nói gì.” Bou Meng nói. “Ở chế độ đó, những kẻ lãnh đạo Khme Đỏ cao cấp hơn sẽ ra lệnh cho những người cấp thấp. Những người đó nghe theo lệnh người lãnh đạo của họ. Vậy nên, nếu tuyên bố Duch với án tù chung thân, thì những kẻ lãnh đạo cấp cao hơn không thể chỉ bị kết án 10 hay 20 năm tù. Họ cũng phải bị án chung thân.”</p> <p>Lars Olsen, một phát ngôn viên của bên quốc tế của tòa án do Liên hiệp quốc hậu thuẫn cảm thấy chắc chắn rằng công lý sẽ được thực thi. Ông nói:</p> <p>“Sẽ là công lý không chỉ dành cho các nạn nhân, mà còn dành cho bị cáo. Điều đó có nghĩa là chúng tôi đang hướng tới để hoàn thành nhiệm vụ của mình.”</p> <p>Neth Pheaktra, một phát ngôn viên người Campuchia cho tòa án, nhắc lại tình cảm đó, và nói thêm rằng “Cả thế giới đã đợi chờ quá lâu bản án này.”</p> <p>Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết bản án vô cùng quan trọng. “Bản án có tính quan trọng về lịch sử và có giá trị nhất đối với con người về công lý,” ông nói.</p> <p>Tuy nhiên đối với Youk Chhang, giám đốc Trung tâm Tư Liệu Campuchia, nơi tiến hành những nghiên cứu về diệt chủng chủ yếu cho phiên tòa, thì việc hoàn thành của các phiên tòa không nên che mờ đi một thất bại lớn hơn. Ông nói:</p> <p>“Loài người chúng ta đã thất bại hơn 60 năm. Không một cuộc diệt chủng nào được ngăn chặn và không một phiên tòa nào thực thi công lý toàn vẹn. Cho đến khi mà chúng ta vẫn còn thất bại trong việc ngăn chặn diệt chủng, chúng ta không thể nào tuyên bố chiến thắng được.”</p> <p>Ở phiên tòa thứ nhì, bắt đầu hôm thứ Tư, 2 bị can Nuon Chea và Khieu Samphan phải đối mặt với các cáo buộc về tội ác tàn bạo, bao gồm tội diệt chủng, chế độ Khme Đỏ đã vi phạm dưới sự lãnh đạo của họ.</p> <p>Có đến 2 triệu người Campuchia đã chết vì đói, làm việc quá sức và bị hành quyết suốt 4 năm cai trị của chế độ Khme Đỏ, nhằm xây dựng một chế độ cộng sản nông nghiệp không tưởng.</p> <p>Người lãnh đạo chế độ, Pol Pot, đã chết năm 1998 và đồng lãnh đạo Leng Sary đã chết hồi năm ngoái.</p>
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1