Đường dẫn truy cập

Tin vịt lan truyền trên mạng về xung đột Israel-Hamas


Phi đạn của Israel được phóng từ Hệ thống phòng thủ phi đạn Vòm Sắt trên thành phố Netivot, miền nam Israel, ngày 8/10/2023, nhằm ngăn chặn rốc-kết bắn từ Dải Gaza.
Phi đạn của Israel được phóng từ Hệ thống phòng thủ phi đạn Vòm Sắt trên thành phố Netivot, miền nam Israel, ngày 8/10/2023, nhằm ngăn chặn rốc-kết bắn từ Dải Gaza.

Sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel từ Gaza và sau phản ứng của Israel bằng các cuộc không kích, thông tin sai lệch đã lan truyền trên mạng trong khi hai bên vẫn tiếp tục giao tranh.

Trong một sự kiện lớn như xung đột vũ trang, nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ những tuyên bố gây hiểu lầm hoặc vô căn cứ, bao gồm cả hình ảnh chú thích sai hoặc tài liệu bị chỉnh sửa nhằm định hình nhận thức của công chúng.

Reuters đã kiểm tra thực tế một số tuyên bố được chia sẻ rộng rãi bằng tiếng Anh, tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập.

Chú thích sai

Khi Hamas phát động cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 7/10, các chiến binh được hỗ trợ bởi phi đạn đã bay vào Israel trên những chiếc tàu lượn. Nhưng hàng nghìn người trên mạng xã hội cuối cùng đã xem những đoạn phim không liên quan quay cảnh lính dù Ai Cập nhảy dù qua Học viện Quân sự Ai Cập ở Cairo.

Một người dùng trên X chia sẻ đoạn clip này với chú thích: “Xem đây: Các tay súng Hamas đang dùng tàu lượn nhảy vào lễ hội âm nhạc của Israel và tiến hành một cuộc tấn công chết người rộng lớn.”

Biden không hỗ trợ 8 tỷ đô la

Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngỏ ý với Israel “tất cả các phương tiện hỗ trợ thích hợp” và đang di chuyển các tàu quân sự và máy bay đến gần hơn.

Tuy nhiên, ông Biden không cho phép viện trợ quân sự trị giá 8 tỷ đô la cho Israel như một số người trên mạng đã tuyên bố sai sự thật. Tuyên bố này được gắn vào một hình ảnh đã được thay đổi trong một bản ghi nhớ của Tòa Bạch Ốc từ tháng 7 năm nay, trong đó ông Biden đã phê duyệt khoản viện trợ 400 triệu đô la cho Ukraine.

Phim cũ

Lễ hội âm nhạc có hàng nghìn người tham dự ở khu định cư Reim của Israel là một trong những mục tiêu đầu tiên của các tay súng sau khi vượt qua hàng rào biên giới Gaza.

Tuy nhiên, lan truyền trên mạng xã hội ghi lại khoảnh khắc lễ hội bị tấn công là một đoạn video được quay trước đó ba ngày, cho thấy những người hâm mộ ca sĩ Hoa Kỳ Bruno Mars chạy vào sân hòa nhạc ở Tel Aviv để xem anh biểu diễn.

Tuyên bố sai: Những người Do thái Chính thống giáo ‘chạy trốn’ các tay súng

Một video khác được người dùng mạng xã hội đồn là cảnh quay người Do Thái chạy trốn khi còi báo động không kích vang lên ở Jerusalem không hề có liên quan đến các vụ đụng độ hiện nay.

Đoạn video lần đầu tiên xuất hiện trực tuyến ít nhất bốn ngày trước hôm 7 tháng 10. Một người nói trong đoạn clip bằng tiếng Do Thái mô tả cảnh tượng cho thấy cảnh những người Do Thái theo Chính thống giáo rời khỏi Bức tường phía Tây sau khi cầu nguyện.

‘Cô gái thất lạc’

Một đoạn video quay cảnh một cô gái trẻ với một người đàn ông nói tiếng Ả Rập đã được chia sẻ trên mạng với mô tả sai lệch là các chiến binh Hamas cùng một cô gái bị bắt cóc sau cuộc tấn công gây sốc.

Đoạn video có tựa đề “Cô gái thất lạc” bao gồm âm thanh của một người đàn ông nói bằng tiếng Ả Rập: “Bố mẹ cô là ai? Mẹ cô ở đâu, bố cô ở đâu, cô đến với ai?”

Có các vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em rồi đưa vào Gaza, theo Reuters, nhưng đoạn video trên đã được đăng trên TikTok vào ngày 8/9, gần một tháng trước vụ tấn công hôm 7/10.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG